Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Sắp xếp vị trí giường ngủ theo phong thủy

Phòng ngủ là nơi quan trọng trong phong thủy vì đây là nơi bạn dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Và chiếc giường được xem là nơi quan trọng nhất, bạn sẽ dành hầu hết cung giờ nghỉ ngơi của mình một chỗ mà không di chuyển, luôn ở trạng thái bị động. Vì thế, việc phòng tránh các luồng năng lượng xấu xung quanh là một điều vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Sau đây là những điều bạn cần phòng tránh khi bố trí giường ngủ trong phòng để có thể đạt được giấc ngủ bình yên, khỏe mạnh nhất và luôn sẵn sang cho những thử thách mới ngày hôm sau.

1. Đầu giường kiêng kỵ để xà ngang ép đỉnh

Đầu giường có xà ngang ở trên gọi là huyền trâm sát, chủ tổn nhân khẩu. vì thế, nếu đầu giường có xà ngang ép đỉnh sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Nếu giường kê trong phòng ngay dưới dầm ngang sẽ hình thành cảm giác như luôn bị đè nén, trong thuật xem phong thủy gọi là “hung hình”. Dầm ngang nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan. Cần chuyển giường tới vị trí khác không có dầm chạy qua hoặc làm trần giả che lấp dầm ngang.

2. Đầu giường kiêng hướng thẳng vào cửa phòng

Trong trường hợp ấy, có thể kê giường ra chỗ khác để tránh chiếu thẳng vào cửa phòng. Nếu không thể xê dịch được giường thì có thể làm như sách cổ đã ghi, đặt 1 tấm bình phong giữa cửa phòng với đầu giường để ngăn cách.

Đầu giường hướng thẳng ra cửa phòng thuộc loại “Hung khí xung” dễ gây mất ngủ, tinh thần hay hoảng hốt đồng thời trí nhớ giảm sút, dễ phạm sai lầm, không phân biệt rõ đúng sai. Chuyển đầu giường ra chỗ khác, tốt nhất đầu giường kê lệch một góc với cửa phòng, tránh đối diện. Nắng chiếu vào đầu giường hoặc để đầu giường có nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là “Hung quang”. Đầu giường bị nắng chiếu vào thường gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy, các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới "số đào hoa" của bạn. Tốt nhất bạn nên chọn xem ngày tốt xấu trong tháng để thay đổi vị trí đầu giường. Nếu không được có thể đan giấy kính lọc phản quang, sau đó mắc rèm che nắng cho đầu giường của bạn

3. Đầu giường kiêng chiếu thẳng vào nhà xí

Nếu cửa toilet hướng thẳng vào đầu giường, bạn đã phạm phải “hung vi”. Do toilet luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng. Nên chuyển vị trí đầu giường ngược lại đồng thời luôn chú ý đóng kín cửa toa lét và thông gió để giảm mùi xú uế.

4. Đầu giường kiêng chiếu thẳng vào bếp đun

Trước phòng ở có bếp đun, tâm thống cước tật. Lửa bếp rừng rực, khói mỡ khi xào nấu xông vào rất không thích hợp với sức khỏe sẽ sinh ra các chứng bệnh như đau tim, thổ huyết và đau chân.v..v..

5. Giường ngủ kiêng kê sát vào bếp đun

Bếp đun là nơi sinh hỏa nấu thức ăn, rất nóng bức vì thế không được kê sát với giường ngủ.Giường ngủ kê sát vào bếp đun có tường ngăn cách rất không nên.

Phương pháp bổ cứu là xê giường ngủ tới 1 chỗ khác của phòng ngủ. làm như thế có thể hóa giải được nhiều tai nạn và bệnh tật, đau đớn. Ngoài ra, xin chú ý: giường ngủ cũng không nên kê sát vào nhà xí.
 
Nên chú ý vị trí giường nằm
6. Đầu giường kiêng kê sát vào cửa sổ

Trong phong thủy học đầu giường kê sát vào cửa sổ thì không tốt, rất không thích hợp đối với an ninh của gia đình. Trừ một số trường hợp đặc biệt, nếu không đầu giường nên cố gắng tránh sát vào cửa sổ.

7. Đầu giường kiêng không kê sát vào tường

Đầu giường không nên lộ không, điều đó có nghĩa là đầu giường không kê sát vào tường, không có chỗ dựa, không có chỗ che chở, thế thì hung nhiều cá ít. Nếu 2 đầu giường đều không kê sát vào tường thì càng kiêng kỵ.

Nếu quả thật đầu giường không kê sát tường được thì cuối giường phải kê sát vào tường, cũng có thể bổ cứu được. ngoài ra, có 1 số cách có thể bổ cứu đó là đặt 1 cái tủ ở trên đầu giường cạnh vách tường.

8. Đầu giường kiêng chiếu thẳng vào gương

Trong phong thủy học gương dùng để ngăn sát có tác dụng phản xạ sát khí xông thẳng vào cho nên gương (dù không phải là gương bát quái) hay gương lõm, không thể để chiếu thẳng vào mình, nhất là không thể chiếu thẳng vào đầu giường mình. Bởi vì, bản chất của gương là chuyển động, đánh mất đi sự yên tĩnh cho không gian nghỉ ngơi của bạn.

9. Giường ngủ kiêng chiếu thẳng vào ống khói

Ống khói làm cho chủ giường khó sinh nở. Vì thế giường ngủ không nên chiếu thẳng vào ống khói. Nếu xảy ra trường hợp này thì phải kê giường ngủ ra chỗ khác, để khi ngủ trên giường không nhìn thấy ống khói là được. Ngoài ra, có thể cân nhắc che chở cửa sổ để tránh nhìn thấy ống khói, đỡ giật mình. Không nói đến phong thủy chỉ riêng nhìn khói bốc lên cũng đã có hại cho sức khỏe rồi.

10. Giường ngủ kiêng cầu thang ép đỉnh

Giường ngủ đặt ở dưới chân cầu thang là không nên, dù cầu thang ở bên phòng ngoài. Không nói về phong thủy học, chỉ riêng tiếng bước chân đi lên xuống cầu thang cũng làm cho người ta khó ngủ.


Với 10 điều chia sẻ trên, hi vọng các bạn có thể sắp xếp căn giường ngủ tương xứng với nhà ở theo phong thủy để có thể “thừa hưởng” những luồng năng lượng tốt, qua đó luôn duy trì được trạng thái khỏe mạnh, tươi tỉnh trong suốt cả ngày hoạt động, làm việc hôm sau.

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Thay đổi của gốm sứ tại Bình Dương

Tỉnh Bình Dương nằm ở phía đông của miền Nam Việt Nam, với thị trấn Thủ Dầu Một cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km về phía Nam.  Một trong những đặc trưng văn hoá quan trọng của Bình Dương là mạng lưới các làng nghề truyền thống trải khắp tỉnh, chuyên sản xuất gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, đúc thau ... Nhưng đó là sản xuất gốm truyền thống là niềm tự hào thực sự của Bình Dương. Thế hệ sau thế hệ, bàn tay khéo léo và trí tuệ nghệ thuật đã tạo ra một sự đa dạng lớn về đồ gốm và đồ gốm mà đã thiết lập tên của họ trên toàn thế giới.

Ngày đó, dọc hai bên đường vào Bình Dương chi chít những cửa hàng bày bán gốm, sành, sứ với đủ mọi kiểu dáng từ các mẫu vật bé xíu xinh xinh chỉ bằng ngón chân cái người lớn như: chùa, tháp, ngư tiếu canh mục, gia cầm cho đến thú rừng và nhiều thứ khác để các nghệ nhân chuyên làm hòn non bộ đến tìm chọn mua, còn ở khu vực bày bán chén đĩa, lu kháp, vại, lò… những chiếc khạp to hơn cái phuy  nước được nhiều nhân công của lò đang đầm đìa mồ hôi hè nhau vần thật khéo xuống bờ sông đưa lên các ghe hàng chuyên chở dạo bán khắp miền Trung Nam kỳ lục tỉnh.
Xa xưa khu vực ngã ba Lò Chén, khu Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một bây giờ được xem là thủ phủ của các lò gốm. Thuở ấy gốm Lái Thiêu tuy lịch sử có vẻ không nổi danh bằng gốm Bát Tràng nhưng với phong cách riêng mình, gốm Lái Thiêu vẫn được các cư dân ba nước Việt, Campuchia, Lào ưa chuộng bởi chất lượng dùng rất bền, giá lại rẻ.

Người Sài Gòn khoái thương hiệu các sản phẩm của lò Huỳnh Nguyên nhất. Nghe nói xưa đây là lò gốm có lịch sử lâu đời nhất của khu làng nghề Bình Dương. Ngày nay, ở lò Huỳnh Nguyên người ta vẫn duy trì lối sản xuất gốm sứ theo phương pháp truyền thống từ hàng trăm năm trước. Vì vậy, nếu tính giá trị lịch sử thì Huỳnh Nguyên xem ra có nhiều ưu điểm nhưng nếu so về kinh tế thì sành sứ của lò đang bị chén dĩa dùng công nghệ sản xuất mới đánh bại nên mất dần thương hiệu. Hầu như Huỳnh Nguyên nay chỉ còn sản xuất những mẫu mã lu khạp bình bông, lư nhang với phong cách đơn giản.
 
Làm gốm tại lò


 …. Làm một chuyến ngao du trở lại Bình Dương và chạy xe vòng vèo ghé thăm khu lò gốm trước khi bị xóa sổ vào sáng cuối tuần, khu lò gốm nhộn nhịp xưa nay nhường chỗ cho khung cảnh yên ả vắng lặng. Ghé vào một lò gốm tôi gặp vài người thợ đang hì hục trộn nhào một đống đất sét dẻo quánh, mịn màng. La cà ngồi với Minh – tên người thợ miệt mài trộn đất sét. Vui vẻ, Minh cho biết  “đất sét đã được lọc kỹ nhiều lần, bây giờ tụi tui ủ trộn để ngày mai cho thợ xoay ra chén dĩa luôn”. Nhẹ nhàng, Minh bốc một khối đất lớn đặt lên bàn xoay, trong khi đó chân anh dận đạp trục quay lấy đà để bàn quay tròn, chỉ chừng vài phút sau những chiếc tô, chén và bình hoa  bằng đất thô hiện ra với nhiều kiểu dáng.

Minh kể, gia đình có thâm niên 5 đời “mần thợ”. Trước đây, Bình Dương có nhiều làng gốm có tên tuổi hàng trăm năm như Tân Phước Khánh, Hưng Định… Tuy nhiên. điều dễ nhận ra và nét độc đáo của mỗi làng là nguồn nguyên liệu và sản phẩm không bao giờ trùng lặp.

Đơn cử như làng gốm Hưng Định thường được gọi là lò gốm Chòm Sao  bởi trước khu làng gốm này trước đây có cây sao cổ thụ phải 3 người ôm mới hết. Thưở ban đầu, lò gốm này do các thợ gốm từ Triều Châu (Quảng Đông) lưu lạc đến đây cư trú và gây dựng nên làng nghề. Hồi đó, làng này chuyên sản xuất các loại bát, đĩa men trắng vẽ lam hình rồng, phượng, hoa cúc, con gà… Tiếng lành đồn xa, khu Bình Dương tiếp tục đón tiếp những cư dân người Hẹ và một số nhóm khác cũng đến lưu trú và thi nhau lập lò gốm làm nghề sinh sống và mua bán. Ngày nay, thương hiệu lò gốm Chòm Sao được phát triển rực rỡ với các thương hiệu khác trong đó nổi bật nhất là gốm sứ Minh Long do các tộc họ Dương, Vương, Lý, Trần, Kha, Tiêu, La… làm chủ. Ngoài các sản phẩm gia dụng, làng gốm này còn sản xuất cả khạp (vại), chậu hoa, lư hương, tượng động vật như chó, gà, ếch, sư tử, hổ, voi, kỳ lân… để trang trí trong các ngôi nhà hoặc đình chùa…

Riêng làng gốmTân Phước Khánh nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cũng khá nổi danh với nhiều ấp làm gốm như: Khánh Ngọc, Khánh Lợi, Bình Hòa, Khánh Thạnh… Theo lời kể lại của vị nghệ nhân của lò Khánh Ngọc: Vào đầu những năm 30 của thế kỷ 20,  khu làng gốm Tân Phước Khánh còn khoảng hơn 10 lò gốm. Lúc đầu các lò gốm được xây dựng chủ yếu ở vùng suối Hố Đại. Hầu hết các sản phẩm của các lò gốm ở đây gồm có: bát, dĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình, lọ, tượng người, tượng thú, đôn hình con voi, bình hoả… tất cả các đồ gốm ở đây đều được tráng bằng nhiều màu men. Nhìn chung sản phẩm trông cũng khá bắt mắt.

Về nguyên liệu làm gốm, không cầu kỳ như Minh Long, gốm Tân Phước Khánh sử dụng nguồn đất khá đa dạng như đất caolin ở Chín Lu (huyện Bến Cát), Thuận Giao, Tân Uyên, Đà Lạt chở về, riêng cát dùng làm gốm chủ yếu lấy ở Bình Quới (xã Bình Chính, huyện Thuận An) vì tỷ lệ cát này có độ tinh mịn đạt tới 70%, riêng về đất sét, loại sét vàng rất được ưa chuộng vì giữ nhiệt rất tốt. Nếu sử dụng sét vàng làm bao nung và trát vòm, lò nung có thể đạt được nhiệt độ 14000C – 15000C… Đây  chính là nguồn nhiệt lý tưởng cho việc nung gốm sứ.


Việc vận hành lò nung hầm kỹ thuật cao và sử dụng công nghệ mới nhất trong các dây chuyền sản xuất của từ các giai đoạn trộn vật liệu đến thiết kế, mô hình, sơn phủ cho khô. Các công ty nổi tiếng khác như Thanh Lê, Minh Tân, Hiệp Kỳ, Cường Phát cũng như một số nhà máy sản xuất đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của gốm Bình Dương trên toàn thế giới, với kim ngạch xuất khẩu gần 60 triệu USD năm. Điều này hi vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt và giúp cho người thợ có thể bám nghề ổn định.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Lưu ý khi trang trí bình hoa theo phong thủy

Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam nói riêng và Á Đông nói chung, thì niềm tin vào phong thủy đã tồn tại từ rất lâu đời qua câu “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đời sống ngày càng đầy đủ, mọi người càng có xu hướng tìm hiểu và “gia cố” thêm cho mình những vật dụng mà họ tin có thể mang lại may mắn cho bản thân và gia đình. Việc trang trí ngôi nhà bằng những bình hoa đã tồn tại từ lâu và trở thành một việc hiển nhiên trong mỗi gia đình. Bình hoa giúp cho ngôi nhà khỏa lấp được không gian trống, tạo điểm nhấn và theo phong thủy sẽ mang lại may mắn cho chủ nhân. Tuy vậy, việc trang trí bình hoa như thế nào thì còn là một câu hỏi vì theo phong thủy, đặt bình hoa không đúng có thể mang lại những xui xẻo về tình duyên cũng như may mắn cho gia đình.

Là một trong tám vật may mắn của đạo Phật, bình tượng trưng cho sự tiếp nhận sự phù hộ của Đức Phật, thể hiện dưới hình thức rượu tinh khiết và ánh sáng trắng.
Theo phong thủy, bình lớn có nhiều công dụng. Bình được sử dụng để cắm hoa, do đó bình là vật rất tốt để cắm hoa bốn mùa – dù bất cứ sự kết hợp loài hoa nào – để tạo nên sự yên bình suốt năm trong nhà.
Trang trí bình hoa trong nhà

Bình cắm hoa là biểu tượng cho sự hài hòa. Trang trí bình hoa trong nhà không chỉ giúp cho không gian sống nhà bạn thêm đẹp, có sức sống mà còn khiến tình cảm gia đình sẽ càng thêm mật thiết. Không những vậy, bài trí bình hoa hợp phong thủy cũng rất có lợi cho tình duyên của bạn.
Các loại bình hoa hình cầu nên đặt ở hướng bắc hoặc tây bắc, hình nón nên đặt ở phía Nam.
Trong phong thủy học, bình cắm hoa tốt nhất là bằng chất liệu gốm hoặc sứ. Bình hoa bằng sứ nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, còn bình hoa thuỷ tinh nên đặt ở phía Bắc trong phòng hay ngôi nhà. Hình dạng bình hoa cũng rất quan trọng, bình hoa có hình dạng khác nhau nên đặt ở các hướng khác nhau. Các loại bình hoa hình cầu nên đặt ở hướng bắc hoặc tây bắc, hình nón nên đặt ở phía Nam.
Binh hoa phong thuy Con dao hai luoi trong tinh duyen hon nhanHoa có thể làm bằng lụa – hoa mẫu đơn cho mùa hè, hoa cúc cho mùa thu, hoa lan cho mùa đông và hoa đào cho mùa xuân.
Những bông hoa này không nhất thiết phải là hoa thật. Hoa có thể làm bằng lụa – hoa mẫu đơn cho mùa hè, hoa cúc cho mùa thu, hoa lan cho mùa đông và hoa đào cho mùa xuân.
Bình cắm cành thông hoặc cành tre và đặt ở giữa nhà, được coi là biểu tượng của cuộc sống hôn nhân hòa thuận và lâu bền với nhiều con cái.
Đặt bình hoa rỗng trong nhà khiến chồng/vợ ngoại tình
Bình còn có thể được dùng làm bình tài lộc. Bình có chứa những biểu tượng may mắn và đặt bất cứ nơi nào trong nhà ngoại trừ nhà bếp. Bình có hoa tươi không nên đặt trong phòng ngủ.
Nếu trưng bày bình hoa, tốt nhất bạn nên cắm hoa tươi và dùng nước sạch, khi hoa héo cần thay ngay. Một bình hoa trống có thể khiến bạn không may mắn về tình ái, do vậy trong trường hợp không có hoa, bạn nên đổ nước vào bình.
Binh hoa phong thuy Con dao hai luoi trong tinh duyen hon nhanMột bình hoa bị bỏ trống không chỉ có ý chỉ sự “vô hoa” (không có tình yêu) mà còn có ý là “vô chủ”.
Một bình hoa bị bỏ trống không chỉ có ý chỉ sự “vô hoa” (không có tình yêu) mà còn có ý là “vô chủ”. Thực ra, không riêng gì ở phương vị đào hoa bản mệnh mà ở bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà của mình, việc trưng bày những lọ hoa trống đều không tốt.
Nếu trong nhà bạn có những chiếc bình hoa còn để trống thì cách khắc phục tốt nhất là đổ nước vào bình và cắm vào đó những đóa hoa tươi. Ngoài ý nghĩa là “chiêu đào hoa” thì điều này còn phát huy tác dụng thực tế là “cắm hoa”, mang lại hương sắc trong nhà.
Ít ai biết được “bình hoa” đã ảnh hưởng đến phong thủy như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, nhất là việc gây cho chủ nhà ngoại tình trong hôn nhân, khi đặt bình hoa rỗng (không có nước) trên “Đào hoa vị”, như vậy “Đào hoa vị “ trở thành “Đào hoa sát” mà các chuyên gia phong thủy đã dày công tìm ra.Vì vậy ta cần phải biết mà tránh, để khỏi gây mất hạnh phúc gia đình.
Binh hoa phong thuy Con dao hai luoi trong tinh duyen hon nhanChủ nhà sẽ ngoại tình trong hôn nhân khi đặt bình hoa rỗng (không có nước) trên “Đào hoa vị.
Đặt bình hoa ở đúng vị trí đào hoa của mỗi người sẽ rất tốt cho chuyện tình duyên của bạn. Vị trí này phân bố như sau: Với những người tuổi Hợi, Mão, Mùi, vị trí đào hoa nằm ở hướng chính Bắc. Các tuổi Tị, Dậu, Sửu, vị trí đào hoa nằm ở hướng chính Nam. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất ở hướng chính Đông và các tuổi Thân, Tí, Thìn nên bài trí bình hoa nằm ở hướng chính Tây.
Binh hoa phong thuy Con dao hai luoi trong tinh duyen hon nhanTrên quan điểm khoa học, đối với bình hoa, nhất là những chiếc bình có kích thước lớn mà để trống thì không tốt.
Trên quan điểm khoa học, đối với bình hoa, nhất là những chiếc bình có kích thước lớn mà để trống thì không tốt. Bởi vì trong lòng bình là 1 khoảng không gian tối đen, bình càng lớn thì không gian tối đen ấy càng lớn, tức là sự tối tăm, ám muội chứa đựng trong nó càng tăng. Điều ấy dễ khiến người ta nảy sinh cảm giác bất an, mơ hồ trong tiềm thức của mình. Chưa kể nó còn là nơi trú ngụ của nhện, gián, ruồi, muỗi... trong nhà.

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thể lựa chọn được cho mình những chiếc bình phù hợp để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà cũng như may mắn, thịnh vượn cho gia đình, người thân.


Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Theo Ngũ hành, người mạng Hỏa nên treo tranh gì?

Người mang mệnh Hỏa là hình ảnh đại diện cho nguyên tố lửa, cho nhiệt độ cao từ Mặt trời. Hành hỏa vừa mang lại sự ấm áp, nhiệt tình nhưng ở một khía cạnh nào đó còn có ý nghĩa là tàn bạo, dữ dội và thiêu đốt. Để có thể đạt được những thành công và hạnh phúc thì việc treo tranh phong thủy theo xung khắc Ngũ hành cũng là một điều chúng ta nên chú ý tới.
Theo quy luật Ngũ hành tương sinh thì người mệnh Hỏa thích hợp với hành Mộc và hành Hỏa. Tương khắc với hành Thủy. Màu tương sinh với người mệnh Hỏa là Xanh Lá cây, màu hòa hợp với người mệnh Hỏa là màu Đỏ, cam, hồng, tím. Còn màu mệnh Hỏa khắc chế được là màu Trắng, vàng. Người mệnh Hỏa cũng có thể lựa chọn những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, cam nhưng phải cẩn thận vì dễ nóng nảy, gây stress, nóng tính,…

Chọn tranh phong thủy cho người mệnh Hỏa

Tranh phong thủy được coi là vật phẩm phong thủy có thể đem lại may mắn, tài lộc và công dành cho gia chủ. Nếu bạn là người mệnh Hỏa thì có thể chọn những bức tranh thuộc hành Hỏa hoặc hành Mộc có gam màu tương ứng. Cụ thể như:

Tranh phong thủy Rồng

Rồng là một linh vật may mắn, có tiết khí, tượng trưng cho thiên mệnh cao cả và tối thượng như vua chúa. Trong lý thuyết phong thủy, rồng là biểu tượng cung cấp năng lượng dương rất mạnh, thể hiện sự uy phong, nét hài hòa, uyển chuyển và uy quyền. Khi chọn tranh phong thủy cho người mệnh Hỏa, bạn có thể treo bức Rồng xanh hí thủy đặt ở bên trái hoặc bên phải của đại sảnh, phòng khách hoặc phòng làm việc. Bạn nên trang trí rồng với nước bởi rồng sinh ra từ nước. Bạn có thể treo bức tranh rồng gần bể cá.
Chọn bức tranh phù hợp cho số mệnh


Tranh phong thủy sơn Thủy hữu tình

Tranh phong thủy sơn thủy hữu tình rất phù hợp với người mệnh Hỏa. Nó có ý nghĩa triết lý thâm trầm, tác động đến tâm tình gia chủ. Núi có cỏ cây sinh sôi, chim muông nảy nở tạo thêm nhiều của cải cung cấp cho bốn phương để tâm hồn khoáng đạt, bớt nóng tính. Động và tĩnh nói về bản thể, trường thọ, thâm thúy mà vui vẻ để đạt được thành công.

Tranh phong thủy Tùng cúc trúc mai
Bộ tranh Tùng, cúc, trúc, mai mang nhiều ý nghĩa phong thủy được nhiều người yêu thích. Vào mùa lạnh, tất cả cây cối đều khô héo, khẳng khiu ngoại trừ Tùng, cúc, trúc, mai. Tính chịu lạnh của chúng tượng trưng cho sự nhẫn nại, kiên trì của bậc quân tử.
Cây Tùng có ý nghĩa là bậc trượng phu, đại trượng phu. Cây Cúc là biểu tượng của cuộc sống bình dị, cân bằng và mang đến may mắn cho căn nhà. Cây Trúc có ý nghĩa trường thọ, kiên cường vượt qua nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời, là biểu tượng của tài lộc. Cuối cùng là Mai, mai là biểu tượng của sự cao thượng , vinh hiển, sang trọng tượng trưng cho vua thời phong kiến.


Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Gốm sứ Phước Tích được chú ý

Làng cổ Phước Tích khai thác nghề thủ công truyền thống Du lịch ngày 14 tháng 1 năm 2015 Làng cổ Phước Tích ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế đang thu hút được nhiều khách du lịch sau nhiều năm nỗ lực phục hồi nghề thủ công truyền thống và bảo tồn nhà cổ.

Là một trong hai ngôi làng duy nhất ở Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, Phước Tích được hình thành từ thế kỷ 15, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên làng gốm bị thay đổi rất nhiều lần: ban đầu, trong triều Lê trước đây, tên gốc là Đông Quyết, sau đó đổi thành Phước Giang, dưới triều Tây Sơn, làng đổi thành Hoàng Giang và cuối cùng là dưới triều Nguyễn, Tên của nó đổi thành Phước Tích và giữ nguyên tên như ngày nay. Phước Tích nổi tiếng với nghề gốm sứ ở thủ đô Huế.
Phước Tích có một vẻ đẹp thơ mộng, mỗi ngôi nhà cổ có một khu vườn rộng với nhiều cây ăn quả khoảng 1.000-1,500m2. Biên giới được làm bằng hàng rào chè xung quanh nhà với chiều cao trung bình tạo nên một bầu không khí thân thiện và ấm cúng với hàng xóm. Cộng đồng ruộng nhà ở xã Phước Tích rất nổi tiếng vì cái nhìn cồng kềnh và cổ xưa. Có 27/117 ngôi nhà Ruồng thông thái với tuổi trên 100 và 10 đền thờ gia đình cổ xưa vẫn giữ nguyên trạng thái thái. Những ngôi nhà cổ nằm trong không gian của một ngôi làng cổ, được bố trí độc đáo với làn đất quê hương, gần với khu vườn cổ xưa kết nối chặt chẽ với kiến ​​trúc cổ xưa của ngôi chùa tổ tiên và ngôi chùa tổ tiên ... Hơn 500 năm hình thành với nhiều biến động của lịch sử, Phước Tích Bảo tồn giá trị văn hoá vật chất và phi vật chất cao.
Văn hóa thấm đãm trên tác phẩm

Theo ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tất cả các gia đình trong làng đã kiếm sống bằng nghề gốm sứ trong suốt 500 năm qua. Đồ gốm Phước Tích đã từng nổi tiếng và đã từng được các nhà vua sử dụng để sử dụng.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Đại học Phụ nữ Showa của Nhật Bản, Phước Tích có thể khôi phục nghề gốm truyền thống, không chỉ mang lại lợi ích thương mại mà còn thúc đẩy du lịch.
Hai mươi cư dân từ Phước Tích đã nhận được hỗ trợ và đào tạo từ JICA và trường đại học để thiết kế các sản phẩm mới bằng các kỹ thuật truyền thống. Du khách thích thú khi được phục vụ đồ ăn địa phương trên đĩa và bát được thực hiện ngay trong làng trong một khung cảnh bình dị của vườn cây ăn trái. Làng đã có mặt trên các bản đồ du lịch từ năm 2008 với một chuyến du lịch mang tên "hương vị cũ của làng cổ" trong các dịp Festival Huế.
Ông Nguyễn Thế, một nhà nghiên cứu về văn hoá Huế, cho biết: "Ngày nay, lò gốm của ông Phước Tích vẫn còn rực rỡ, không chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm mà còn giúp thúc đẩy nghề thủ công truyền thống của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

"Đó là kiểu đánh hai mục tiêu với một mũi tên," Điều bổ sung.


Bên cạnh việc khôi phục nghề gốm truyền thống, ngôi làng đã cố gắng giữ gìn di sản của ngôi nhà cũ. Có 24 ngôi nhà cổ trong làng, với ngôi nhà cổ nhất có niên đại từ năm 1850. Những ngôi nhà bằng gỗ cổ này được xây dựng với kiểu kiến ​​trúc điển hình gồm ba ngăn và hai chiếc khăn trải giường, được bao quanh bởi một khu vườn với hàng chồi trà xanh làm hàng rào và sân gạch phủ. Năm ngoái, làng Phước Tích đón tiếp 4.398 khách, tăng mạnh 219% so với năm 2015, mang lại doanh thu 200 triệu đồng.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Câu chuyện về làng gốm cổ truyền Thanh Hà

Các làng nghề thuộc tỉnh Quảng Nam là những biểu tượng tự hào về di sản văn hoá của người lao động, làng mạc và khu vực của họ. Làng Thanh Hà nằm cách Hoi An 2 km về phía tây. Ngôi làng nổi tiếng về sản xuất gốm truyền thống đã được thực hiện từ thế kỷ thứ mười sáu. Nó đã có một tác động sâu sắc đến văn hoá địa phương và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thành phố Hoi An của Di sản Thế giới UNESCO.

Theo kinh nghiệm dân gian thì đất sét vàng được chọn để làm gốm là loại đất có độ dẻo, kết dính, không lẫn tạp chất. Đây là ba yếu tố quan trọng góp phần cho việc tạo hình phôi gốm được mềm mại, đẹp mắt. Loại đất này sẽ cho ra sản phẩm gốm có độ chịu lực tốt, màu sắc áo gốm đỏ/hồng, mịn màng, tươi sáng. Muốn biết độ dẻo của đất, người thợ ngắt một mẩu đất sét, dùng tay se thành sợi dài (con trạch đất) rồi bẻ cong, gấp hai đầu con trạch đất lại với nhau, nếu con trạch đất không bị nứt, gãy là đất sét dẻo.
Các lọ gốm đa dạng về mẫu mã

Khi đất đã được luyện kĩ thì khối đất lớn được chia thành từng phần nhỏ để se thành các con trạch đất. Người thợ chuốt gốm ngắt một lượng đất đủ dùng để tạo phôi một sản phẩm gốm từ con trạch đất đã se sẵn. Trước khi tạo dáng phôi gốm phải chuốt phôi. Thường khi chuốt gốm phải có hai người (phụ nữ), một người đứng, hai tay se con trạch đất để chuẩn bị nguyên liệu cho các sản phẩm kế tiếp, một chân đứng trụ, chân kia đạp bàn xoay, người còn lại lấy con trạch đất đặt lên bàn xoay, cuộn dải đất thành hình trụ tròn rồi dùng tay kết hợp con sò (dụng cụ chuốt gốm), giẻ lau ướt tạo dáng sản phẩm.
Phôi gốm sau khi được chuốt tạo dáng xong được đem ra ngoài hong trong bóng râm, đến khi gốm se mặt sẽ khắc hoa văn. Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Một sản phẩm gốm nung đạt chuẩn phải được nung trong lò suốt 24 tiếng đồng hồ với cường độ lửa chính xác để gốm lên màu đều và đẹp. Người thợ phải liên tục thêm củi để giữ lửa cho lò nung. Nếu quên thêm củi, lửa không đúng thì gốm không thể đạt được màu đỏ gạch nung đúng chuẩn.

Như vậy, từ nguyên liệu đất sét được mua từ Điện Bàn đến một chiếc bình, chiếc chum được đưa ra từ lò nung là một quá trình công phu, cẩn thận. Qua đôi tay khéo léo, lành nghệ của người thợ, những đường cong mềm mại, họa tiết nổi bật trở nên có hồn, sống động vô cùng. Những con trâu, con gà, con heo như những sinh vật có linh hồn và sự sống.Người nghệ nhân làm gốm không chỉ nặn đất, chuốt gốm mà còn gửi trọn tình yêu nghề và cả tâm hồn của mình vào tác phẩm. Hay nói cách khác, họ là người “thổi hồn” vào những nắm đất tưởng như vô tri, vô giác kia.

Theo ông Trần Nam Dân, 88 tuổi, là thợ thủ công tài năng nhất trong làng, đã có lúc nhiều hộ gia đình sử dụng máy móc hiện đại để sản xuất gốm sứ nhưng những sản phẩm này không được khách hàng ưa chuộng. Họ cuối cùng đã nhận ra rằng máy móc có thể làm cho sản phẩm nhanh hơn nhưng sản phẩm đã được lặp đi lặp lại và không có cái nhìn đặc biệt hoặc cảm nhận của truyền thống.

Gần đây, sản phẩm gốm Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu Tập thể. Chứng nhận này giúp cho làng Thanh Hà phát triển nghề thủ công truyền thống và phát triển tiềm năng kinh tế và du lịch địa phương.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Gốm sứ Đông Triều và nỗi khó khăn ( Phần 2)

Mặc dù Đông Triều không nổi tiếng như các làng gốm khác trong cả nước như Bát Tràng, Thổ Hà, Phú Lăng, nhưng Đông Triều vẫn có phong cách riêng về sản xuất các sản phẩm gốm. Làng gốm Đông Triều đã sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng cao với nhiều hình dạng và kích cỡ. Du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu sâu về nghệ thuật chế tạo các sản phẩm gốm và xem quá trình sản xuất một sản phẩm khi đến thăm các xưởng gốm…
Địa phương và nỗi lo

Đem nỗi băn khoăn của chủ hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp gốm sứ, trao đổi với ông Ngô Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Triều chúng tôi được biết, hiện nay Đông Triều cũng đang rất trăn trở trong việc làm sao để giữ được và đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống này? Ông Thiệu cho hay: Trong thời kỳ bao cấp, nghề gốm sứ tại Đông Triều đã rất phát triển, sản phẩm gốm sứ của 2 HTX gốm sứ Đông Thành (Đức Chính) và Ánh Hồng (Mạo Khê) không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, tạo được thương hiệu riêng. Tuy nhiên, từ những năm 90 trở lại đây, trong điều kiện khó khăn, 2 HTX này hoạt động kém hiệu quả và đã giải thể. Hiện nay, chỉ còn lại là các hộ sản xuất nhỏ lẻ và một số doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa. Từ nhiều năm trước, huyện đã tập trung cho việc đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống này, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gốm sứ Đông Triều; thành lập Hiệp hội Gốm sứ Đông Triều; hình thành các khu sản xuất gốm sứ tập trung gắn với du lịch trải nghiệm... Tuy nhiên đến nay, mọi giải pháp vẫn chưa tạo được chuyển biến nào đáng kể.
 
Bát đĩa làm bằng gốm
Hiện nay, theo chủ trương chung của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của nghề gốm sứ tại Đông Triều, trong đó có việc quy hoạch sản xuất gốm sứ vào một khu sản xuất tập trung với diện tích dự kiến 15ha. Về vấn đề này, ông Thiệu cũng khẳng định: Khó khăn thì nhiều, trong đó phải kể đến kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất tập trung, trong đó có kinh phí quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc kêu gọi các hộ sản xuất, doanh nghiệp... vô cùng khó khăn, trong khi các hộ sản xuất nhỏ, doanh nghiệp đều khó khăn về vốn. Theo tính toán sơ bộ, kinh phí cho giải phóng mặt bằng tại khu vực này từ 1,6-1,8 tỷ đồng/ha. Như vậy, với diện tích 15ha mặt bằng khu sản xuất tập trung thì cần trên dưới 25 tỷ đồng. Kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tương ứng.

Nhận định về việc gắn phát triển nghề sản xuất gốm sứ với du lịch trải nghiệm, ông Ngô Tiến Thiệu cũng chỉ ra một số những hạn chế, trong đó có việc bố trí, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này cũng phát triển tự phát khiến hiệu quả của hình thức này không cao. Chỉ tính từ đầu huyện Đông Triều đến xã Yên Thọ, với 12km đã có 5 điểm dừng chân của các doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình này, bắt đầu từ Công ty CP  Thành Đồng tại xã Bình Dương đến gốm sứ Thái Sơn tại Yên Thọ. Nhưng các doanh nghiệp này lại thiếu sự liên kết với nhau để phát triển mà lại tìm cách kìm hãm nhau. Vì vậy huyện cũng đang rất trăn trở tìm mô hình quản lý để phát triển được loại hình này.


Gốm sứ Đông Triều và nỗi khó khăn ( Phần 1)

Đông Triều là một trong những điểm dừng chân bắt buộc của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm khu vực vịnh Hạ Long hùng vĩ với số dân hải đảo tăng từ vùng nước trong xanh của Vịnh Bắc Bộ. Huyện Đông Triều, cách thành phố Hạ Long 60km, trên đường cao tốc 18A, sở hữu một số ngôi làng gốm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay làng gốm đang gặp nhiều khó khăn….
Sự trăn trở của doanh nghiệp

Đến 2 làng gốm sứ truyền thống Cầu Đất và Vĩnh Hồng những ngày này, chúng tôi cảm nhận thấy một không khí trầm lắng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ nơi đây. Đến Công ty TNHH Gốm sứ Thành Hữu, khu công nghiệp Kim Sơn, chúng tôi thấy đang có hơn 30 công nhân sản xuất để đưa vào lò nung những sản phẩm gốm sứ thuộc dòng gốm sứ nặng lửa như chậu hoa có đường kính từ 20-100cm và những chum, vại có dung tích từ 20 lít đến hàng trăm lít.
 
Những người thợ gốm đang làm việc
Anh Lê Thành Hữu, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty chúng tôi may mắn vừa ký được một đơn hàng nên có việc cho công nhân làm chứ thực tế trong suốt thời gian qua là hoạt động sản xuất cầm chừng bởi việc tiêu thụ sản phẩm những năm gần đây vẫn đang bị “tắc”. Nhớ lại thời vàng son của nghề, anh Hữu trăn trở: Với tôi, nghề gốm sứ là nghề gia truyền. Kể từ ngày địa phương mới nhen nhóm một vài bầu lò đến khi phát triển đến 60-70 hộ sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn nhiều chủ lò đã không giữ được nghề. Nếu như trước kia, tại khu Cầu Đất, xã Đức Chính có tới 27 lò gốm thì đến nay chỉ còn 7 lò; tại khu Vĩnh Hồng có vài chục lò thì đến nay cũng chỉ còn khoảng 10 lò. Trong số 7 lò gốm tại Cầu Đất thì chỉ có 3 chủ lò đang sản xuất thực sự, còn 4 chủ lò khác có nguy cơ không “trụ” được do khó khăn trong sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm. Cũng theo anh Hữu thì, khó khăn nữa đối với nghề gốm hiện nay là phần lớn các chủ lò quen với việc sản xuất manh mún nên thiếu sự liên kết trong sản xuất, khó cạnh tranh trên thị trường với các làng nghề gốm sứ khác. Cùng với đó, nhân lực cho nghề cũng không đơn giản bởi phần lớn công nhân không được đào tạo bài bản, tính chuyên nghiệp không cao.

Được biết, Công ty TNHH Gốm sứ Thành Hữu hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ tại xã Kim Sơn từ năm 2008. Hiện nay, Công ty có 2 dãy lò, với tổng số 23 cửa lò, chuyên sản xuất các loại chậu to, chum vại to thuộc dòng sứ nặng lửa. Nếu thời tiết thuận lợi, bình quân mỗi tháng Công ty cho ra lò 3 chuyến, với sản lượng bình quân 5.000 sản phẩm/ tháng.

Để nâng cao hiệu quả cho nghề sản xuất gốm sứ, thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Triều đã mở rộng hình thức sản xuất, kinh doanh kết hợp với du lịch. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng không mấy hiệu quả. Là một trong số những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ kết hợp với du lịch lớn nhất nhì tại Đông Triều, Công ty CP Thành Đồng (xã Bình Dương) cũng không tránh khỏi khó khăn. Ông Đoàn Văn Tuyết, Tổng Giám đốc Công ty cho hay: Từ đầu năm đến nay, do tình hình khó khăn chung, sản phẩm của Công ty đã không xuất khẩu được sang thị trường châu Âu nên doanh thu đã bị giảm đáng kể. Ông Tuyết cũng cho biết thêm: Để giữ cho làng nghề phát triển, một yếu tố không thể thiếu đó là việc khẳng định tính truyền thống. Cùng với đó, phải tạo được yếu tố cạnh tranh, trong đó có việc cải thiện mẫu mã sản phẩm giữa các hộ sản xuất thì mới giúp nghề phát triển. Bởi với các sản phẩm hàng dân dụng đòi hỏi phải đa dạng mẫu mã, thì hàng gốm trang trí nội thất càng phải đòi hỏi cao hơn, tinh xảo hơn.

Còn tiếp

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Lịch sử nghìn năm của gốm Việt ( Phần 2)

Người nghệ sĩ gốm, vốn ưa cái đẹp, giàu óc tưởng tượng đã trang trí trên cổ, miệng, thân gốm, nhiều đồ án hoa văn tinh tế mà ngày nay nhiều nhà khảo cổ phải mất nhiều tâm trí để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nhìn chung, hoa văn gốm trong thời kỳ này rất phong phú: văn chấm tròn viền hai bên những đường ngang dọc, văn hình tam giác, hình thoi, văn các đường gãy khúc liên hoàn, văn hình ô vuông, hình quả trám, văn chữ S, văn chữ V nối nhau, văn chữ C, chữ X, văn hình mỏ neo, hình giun, hình lá cây, văn khuôn nhạc, văn hình chim, hình cá v.v...

Nhìn riêng từng giai đoạn thì hoa văn gốm Phùng Nguyên, gốm Gò Mun có xu hướng phát triển, mở rộng nhiều đồ án. Còn hoa văn gốm Đông Sơn, có xu hướng đơn giản hóa, chỉ phác họa vài đường nét sóng nước ở miệng và ở cổ thôi. Một số đồ án được coi là đặc trưng của gốm Phùng Nguyên như văn chữ S, chữ C, văn hình mỏ neo... không thấy xuất hiện ở gốm Gò Mun.

Bình gốm cổ

Chung quanh vấn đề hoa văn, mỗi người giải thích theo một cách hiểu riêng của mình, chẳng hạn có người cho rằng hoa văn chữ S tượng trưng cho sấm chớp; hoa văn vạch thẳng song song, vạch xiên chéo tượng trưng những hạt mưa nhiệt đới, hoa văn hình tam giác tượng trưng cho núi đồi; hoa văn hình vuông, hình quả trám tượng trưng cho ruộng, ao, đầm, v.v...

Thực ra, nếu tìm một hình ảnh nào đó trong cuộc sống để giải thích ý nghĩa hoa văn trên mặt gốm như trên thì e không chính xác. Hoa văn là những "trang trí đường viền" cho đẹp mắt, thấy nó giống hình học gọi là hình học, thấy nó giống khuôn nhạc gọi là khuôn nhạc, chứ lúc bấy giờ ở nước ta có môn hình học, môn âm nhạc mới đâu để người xưa phản ánh trên mặt gốm?

Những hoa văn chữ S, văn hình tam giác, văn chấm tròn, v.v... trang trí trên đồ gốm được lặp đi lặp lại nhiều lần trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào Thịnh gợi cho chúng ta một ý niệm giữa kỹ thuật đồ gốm và kỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam cùng xuất hiện trong thời đại đồng thau và chủ nhân của nó là người dân bản địa. Các học giả phương tây, với ý đồ xuyên tạc lịch sử dân tộc ta, nói rằng giữa kỹ thuật đồ gốm và kỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam khác nhau về thời đại.

Tóm lại, khi các dân tộc trên thế giới biết sáng tạo đồ gốm để sử dụng thì dân tộc ta cũng đã sáng tạo ra đồ gốm. Đồ gốm là cái mốc đánh dấu một chuyển biến rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa nhân loại: con người đã từ giã cuộc sống lang thang hái lượm, săn bắt của bầy người nguyên thủy để sống định cư, trồng trọt và chăn nuôi.

Ơở nước ta, những mảnh gốm được xuất hiện nhiều nhất trong nền văn hóa Bắc Sơn tức là cách ngày nay khoảng 6000 - 2000 năm trước công nguyên.

Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, gốm Việt Nam tham gia vào thương mại hàng hải quốc tế. Rất nhiều đồ sứ xanh và trắng Việt Nam, bao gồm các kiệt tác như bình Topkari nổi tiếng đã được xuất khẩu sang nhiều nước ở Đông Nam Á và Trung Đông. Đặc biệt, dưới triều Lê Thanh Tông (1460-1497), cả đất nước và sản xuất gốm đều có thời kỳ vàng son. Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm cuối của thế kỷ 16, ông Đặng Huyền Thông, một thợ gốm từ trung tâm gốm sứ xanh và trắng Nam Sách đã chế tạo một số cây hương vị dưới dạng trống đồng Đông Sơn và các mẫu hình hình học Đông Sơn.
Như vậy, 2000 năm của gốm Việt Nam đã phản ánh 4000 năm lịch sử và văn hoá Việt Nam. Những gốm sứ này không chỉ là di sản văn hoá tự hào mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành sản xuất gốm Việt Nam trong một thế giới ngày càng hội nhập.


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Lịch sử nghìn năm của gốm Việt ( Phần 1)

Đồ gốm của Việt Nam xuất hiện cách đây khoảng hơn năm nghìn năm lịch sử. Trải qua thăng trầm và phát triển cho đến đỉnh cao, dụng cụ gốm bắt đầu đa dạng hơn về cả hình thức, tên gọi và phương pháp sử dụng. Ở thời kì khoảng bốn nghìn năm trước ( thời đại đồ đồng) gốm sứ Việt Nam chính thức tiến thêm một bước, gốm thời kỳ này có thêm bộ mặt mới là loại đồ đựng có nắp đậy để bảo quản ngũ cốc, chống loài gặm nhấm

Về tạo dáng, gốm văn hóa Phùng Nguyên dáng thanh, thành mỏng và thường phát triển chiều cao; gồm Đồng Đậu dáng lùn do phần thân được mở rộng. Nếu như trong nền văn hóa Gò Mun có loại nồi miệng gãy loa bằng, vò vai gãy có tai thì trong nền văn hóa Đông Sơn có những loại hình đơn giản hơn, không có xu hướng tạo thành góc gãy nữa.
Nhìn chung, hình dạng gốm thời đại đồng thau đẹp hơn, vững chắc và khỏe hơn so với gốm thời đại đồ đá mới.
Trong thời đại đồ đá mới, ông cha ta chưa biết dùng bàn xoay để nặn gốm như trong thời đại đồng thau. Phương pháp dùng bàn xoay để làm gốm đóng vai trò chủ yếu trong thời đại đồng thau. Đó là một cải tiến về kỹ thuật rất quan trọng của ông cha ta trong quá trình lao động sản xuất. Khi con người biết dùng bàn xoay thì chẳng những năng suất lao động tăng nhanh mà phẩm chất đồ gốm cũng tốt hơn, đẹp hơn, độ dày mỏng thành gốm đều nhau. Ưu điểm nổi bật của bàn xoay là có thể tạo ra những đồ gốm có kích thước lớn nhưng thành gốm rất mỏng.
 
Gốm ngày nay có nét tương đồng về hoa văn
Chất liệu gốm trong thời đại đồng thau không thuần nhất, có nơi dùng đất sét pha cát hạt to, có nơi pha cát hạt nhỏ, lại có nơi pha bã thực vật. Tuy vậy, pha chất độn thế nào đó để khi nặn xong đem phơi gốm không bị nứt, đem nung gốm không bị méo mó biến dạng và khi nung xong gốm được rắn, bền; pha thế nào để mặt gốm không thô mà mịn. Mịn là một tiêu chuẩn đẹp của gốm. Muốn đạt những điều kiện pha trộn trên, ông cha ta phải trải qua một quá trình lao động sáng tạo, dày công tích lũy kinh nghiệm.

Nhìn chung, màu sắc gốm thời đại đồng thau khá phong phú: gốm màu trắng mốc, gốm màu vàng, vàng nhạt, gốm màu đỏ nâu, đỏ nhạt và màu đen, v.v... Thậm chí, ngay một dụng cụ gốm cũng có nhiều màu, có chỗ màu đỏ nâu, có chỗ màu xám đen. Màu sắc của gốm phụ thuộc vào chất độn, cách nung và còn do độ nung quyết định nữa. Ngoài ra, con người đã sử dụng một thứ bột màu xoa hoặc rắc lên mặt gốm còn ướt để tạo ra màu sắc vừa ý họ. Gốm Phùng Nguyên có xương màu đen, mặt gốm hoặc màu đỏ hoặc màu đen, gốm Đông Sơn khoác "chiếc áo" hoặc hồng nhạt hoặc xám tro. Còn gốm Gò Mun vẫn giữ cái vẻ mộc mạc tự nhiên của đất.

Hầu hết gốm thời đại đồng thau đều được nung với mức độ khác nhau. Gốm Phùng Nguyên độ nung thấp hơn gốm Đồng Đậu; gốm Đông Sơn độ nhiệt nung cao hơn gốm Gò Mun. Tuy vậy, độ nhiệt nung gốm ở thời đại đồng thau không vượt quá 900oC.

Nói đến gốm không thể không nói đến hoa văn. Vì nó là một tiêu chuẩn về cái đẹp, là dấu ấn quan trọng để phân biệt gốm của nền văn hóa này và gốm của nền văn hóa kia. Bằng một chiếc que, cũng có thể là cọng rơm, cọng cỏ, người xưa vạch trên mặt gốm những nét cong uyển chuyển, mềm mại, những đường chìm sắc sảo. Tất cả những đường nét đó phối hợp với nhau một cách hài hòa, sinh động.

Còn tiếp

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Công phu làm gốm tại Bàu Trúc

Khoảng 10 km từ thành phố Phan Rang, trên quốc lộ 1A, làng gốm Bầu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, là một trong hai ngôi làng gốm cổ nhất ở Đông Nam Á. Một con đường nhựa dẫn khách đến làng. Cuộc sống của người dân ở đây đã dần được cải thiện tốt hơn. Hầu hết các gia đình trong làng không làm gốm nữa còn những người vẫn theo đuổi nghề gốm truyền thống thì nằm sâu trong làng.
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề, bà con lập đền thờ tổ chức cúng tế Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm. Ngoài nghề làm ruộng lúa, chăn nuôi gia súc thì nghề gốm được xem là ngành sản xuất chính ở địa phương. Tuy chưa thể giàu lên từ nghề gốm nhưng nhiều gia đình có cuộc sống ổn định nhờ vào bàn tay tài hoa của những người thợ gốm thủ công.

Ở làng Bàu Trúc, tất cả phụ nữ Chăm đều biết làm gốm. Các cháu gái 12-15 tuổi bắt đầu học nghề gốm, khi có chồng phải biết làm đủ các sản phẩm từ ấm đất đến lu đựng nước. Sắc đỏ gốm nung đã thấm vào máu thịt của bà con. Cả tỉnh Ninh Thuận có hàng chục làng Chăm nhưng chỉ có bàn tay phụ nữ và đất sét làng Bàu Trúc mới làm được đồ gốm. Người làm gốm gửi tình cảm, tâm linh mình vào từng đường nét hoa văn. Vì vậy sản phẩm của mỗi người thợ có những “tiếng nói” riêng không thể trộn lẫn được. Mỗi sản phẩm đã bán đi 5-10 năm, khi gặp lại họ vẫn nhận được mặt hàng do tay mình làm ra.
Các sản phẩm vô cùng đa dạng


Nghề làm gốm rất công phu. Đất sét lấy từ đồng làng về đập nhỏ. Trước khi nặn gốm phải ủ đất một đêm với lượng nước vừa phải. Sáng hôm sau, đem đất trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Phụ nữ Chăm nặn gốm hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những nơi khác. Sau khi tạo dáng, sản phẩm được đem ra phơi nắng 4-6 giờ rồi dùng mảnh sàng làm láng. Mỗi gia đình sản xuất gốm mộc trong thời gian 5-10 ngày rồi đưa ra nung chín. Lò nung lộ thiên, sản phẩm gốm được ủ rơm dùng củi đốt trên những vùng đất trống trong làng. Thời gian đốt 4-5 giờ là gốm chín, có màu đỏ tươi nguyên của đất sét được tôi luyện qua lửa. Sản phẩm ra lò được những già làng chọn lựa, những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được đưa ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm nung chưa đủ độ chín, có vết rạn nứt được loại bỏ ngay khi ra lò. Nhờ coi trọng chất lượng, sản phẩm gốm làng Bàu Trúc được thị trường các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên tiêu thụ ổn định, hàng trăm ngàn sản phẩm mỗi năm. Sau khi trừ hết mọi chi phí, người thợ làng gốm có thu nhập mỗi ngày công lao động 20.000-25.000 đồng.

Gốm Bàu Trúc được đánh giá cao bởi khách hàng nước ngoài và chậu hoa, ghế ngồi và bồn rửa nhà trong nhà và ngoài trời được xuất khẩu sang nhiều nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Canada ... Nhiều doanh nghiệp địa phương hiện đang nhận thức được tiềm năng quan trọng Phát triển đồ gốm ở Bàu Trúc. Thu hút bởi nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động có tay nghề và điều kiện giao thông thuận lợi, họ đã đầu tư vào Bàu Trúc và tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế trong khu vực.


Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Gốm sứ Bát Tràng tiềm ẩn nguy cơ mai một ( Phần 2)

Ðầu tháng 5, Câu lạc bộ Nghệ nhân và thợ giỏi Bát Tràng được thành lập, tập hợp 18 nghệ nhân và 85 thợ giỏi. Nhiệm vụ chủ yếu của Câu lạc bộ là giữ gìn, phát huy bản sắc làng nghề. Ông Lê Văn Lợi, Trưởng Ban đại diện làng gốm Bát Tràng cho biết: “Việc ra đời câu lạc bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong khuyến nghề, khuyến tài đối với Bát Tràng. Nhân dân Bát Tràng chúng tôi giao nhiệm vụ cho những nghệ nhân có trách nhiệm dìu dắt đội ngũ thợ giỏi. Những người thợ giỏi phải chú trọng đào tạo, rèn tay nghề cho đội ngũ thợ trẻ. Có như vậy truyền thống mới được nối tiếp”.

Nghề gốm ở Bát Tràng ngày nay đã có nhiều đổi khác. Nếu như trước kia nghệ nhân vừa làm men, vừa trực tiếp chuốt, nặn sản phẩm thì nay, sự chuyên biệt hóa rất cao. Ðiều ấy đem lại nhiều lợi thế, khiến cho những nghệ nhân khẳng định được thế mạnh riêng của mình. Thí dụ như: Nghệ nhân Trần Ðộ có tiếng trong việc phục chế men cổ, đặc biệt là men thời Trần và sáng tạo nhiều mầu men riêng; Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn chuyên sâu về lĩnh vực phục chế gốm cổ, nhất là những bình gốm men rạn truyền thống đắp nổi họa tiết theo các tích cổ; Nghệ nhân Lê Minh Châu chuyên làm các loại bình cỡ lớn; Nghệ nhân Nguyễn Văn Bình nổi tiếng về điêu khắc… Một số người thợ, tuy tuổi đời mới ngoài 30, nhưng tay nghề khá giỏi, là những giám đốc những doanh nghiệp lớn, thương hiệu được khẳng định trên thị trường như Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Tiến Ðạt… Bản thân các thương hiệu này phải cạnh tranh với nhau để phát triển. Khi tham gia Câu lạc bộ Nghệ nhân và thợ giỏi của Bát Tràng, mỗi hội viên vừa phải xây dựng thương hiệu riêng cho mình, vừa phải có trách nhiệm phát triển thương hiệu chung của làng nghề. Nói cách khác, đó là vấn đề liên kết trong sự cạnh tranh, cạnh tranh trong liên kết.

Hồn gốm tại Bát Tràng

 Trong buổi ra mắt Câu lạc bộ Nghệ nhân và thợ giỏi Bát Tràng, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: Câu lạc bộ sẽ sinh hoạt đều đặn, xoay quanh các chủ đề chính như: sáng tạo mẫu mã, kỹ thuật đốt lò, kỹ thuật làm men, tổ chức các cuộc giao lưu với giới văn nghệ sĩ để có thêm ý tưởng sáng tác… Bên cạnh giữ bí quyết riêng, các nghệ nhân sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về những vấn đề nêu trên. Câu lạc bộ cũng chú trọng vào việc truyền nghề giữa các thế hệ, vận động con em trong làng thi vào các trường mỹ thuật để các cháu đem kiến thức phục vụ cho nghề gốm. Ðây chính là một sự thay đổi lớn so trước kia. Theo nhiều nghệ nhân, trước đây mỗi gia đình, dòng họ thường giữ bí quyết sản xuất riêng của mình. Việc không có sự giao lưu, hợp tác giữa các lò gốm khác khiến một số hạn chế trong kỹ thuật sản xuất rất khó được khắc phục. Sự hợp tác giữa các nghệ nhân, thợ giỏi sẽ bổ khuyết cho những nhược điểm của từng thương hiệu, qua đó, góp phần phát triển thương hiệu chung của làng nghề.


Thời xưa, người Bát Tràng đã để lại cho hôm nay những tác phẩm gốm rất giá trị. Người Bát Tràng ngày nay phải phấn đấu tạo ra tác phẩm có giá trị cao, không chỉ cho hôm nay mà còn. Làng gốm Bát Tràng đã trở thành điểm đến phổ biến cho người trẻ tuổi ở Hà Nội (sinh viên cao đẳng hoặc trung học) đến tham quan vào cuối tuần. Nó cũng trở nên nổi tiếng trong số khách du lịch nước ngoài, những người muốn hiểu thêm về các giá trị lịch sử và truyền thống trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Có rất nhiều cơ quan du lịch cung cấp một ngày du lịch từ Hà Nội đến làng với giá cả hợp lý. Chọn một tour du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội để thăm hai làng nghề thủ công nổi tiếng ở ngoại ô Hà Nội: Làng gốm Bát Tràng và Làng Vạn Phúc. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nó phù hợp nhất với khung thời gian của bạn và có thể mua một số đồ gốm làm quà lưu niệm cho chuyến đi của bạn ở Việt Nam.


Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Gốm sứ Bát Tràng tiềm ẩn nguy cơ mai một ( Phần 1)

Làng Bát Tràng được cho là được thành lập vào thế kỷ 14 hoặc 15 trong một số tài liệu. Tuy nhiên, theo các dân làng, làng có lẽ đã xuất hiện trước đó. Luôn luôn có hai câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của làng. Một trong số đó cho biết dưới triều Lý, vào năm 1100, khi quốc gia này đang trong giai đoạn phát triển độc lập và tăng trưởng ban đầu, có 3 học giả đã trở lại từ chuyến đi công tác sang Trung Quốc đưa ngành thủ công gốm sứ học lại ở Việt Nam và Người Bát Tràng. Trong câu chuyện khác, trong lịch sử làng quê bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, khi vua Lý Công Uẩn di dời thủ đô Thăng Long. Với sự hình thành và phát triển của thủ đô, nhiều doanh nhân, doanh nhân từ nhiều khu vực đến định cư ở đây để làm việc và buôn bán. Ở Bát Tràng, có rất nhiều đất sét trắng, vì vậy nhiều thợ gốm, trong đó có gia đình Nguyễn Ninh Trang, đã đến và xây lò nung ở đây. Theo đó, Bát Tràng dần dần thay đổi từ một làng gốm sứ bình thường thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng cho đến nay.

Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử khoảng 1000 năm tuổi, gắn liền với sự ra đời của kinh thành Thăng Long. Với lợi thế về vị trí địa lý, chỉ cách trung tâm thành phố hơn mười km, giao thông đường thủy, đường bộ đều thuận tiện, nghề gốm Bát Tràng không chỉ là niềm tự hào của văn hóa Hà Nội, mà còn đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người dân địa phương. Xã Bát Tràng có hai thôn là Bát Tràng và Giang Cao, cả hai đều được công nhận là làng nghề cổ truyền của thành phố. Trong số 1.800 hộ gia đình của xã, có đến hơn 80% số hộ dân làm nghề gốm. Chưa kể, mỗi năm làng nghề còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động từ các địa phương khác. Với giá trị sản xuất toàn xã năm 2011 đạt 405 tỷ đồng, có thể coi đây là một trong những làng nghề giàu nhất cả nước.
Hoa văn đặc sắc thể hiện văn hóa

Vẻ đẹp của gốm Bát Tràng được tạo nên bởi thứ xương gốm mầu trắng, bên ngoài phủ các loại men khác nhau. Mầu men chính là thứ tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của gốm Bát Tràng, với những loại men đã đi vào lịch sử của gốm Việt như: men ngọc, men lam, men trắng, men rạn, men búp dong, men nâu… và vô số những biến thể mầu sắc khác, được tạo ra qua hàng nghìn năm lịch sử. Sản phẩm của Bát Tràng vừa thể hiện sự khéo léo của nghệ nhân, vừa mang nét sáng tạo của người nghệ sĩ.
Thế nhưng, thời gian gần đây, những người yêu mến gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng, không khỏi chạnh lòng khi nhìn ngắm những sản phẩm bày bán trong những cửa hàng tại địa phương. Không ít sản phẩm là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc được thu mua từ các làng gốm khác trong nước. Thậm chí, có cơ sở còn sản xuất hàng Bát Tràng “nhái” bằng cách nhập gốm sản xuất ở nơi khác, in nhãn Bát Tràng, rồi cho vào lò hấp, khiến khách hàng không tinh ý không thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Gốm Bát Tràng vốn có xương gốm mầu trắng (tức cao lanh, nên có thời làng nghề có tên Bạch Thổ phường). Nhưng giờ, khá nhiều gia đình sản xuất những mặt hàng gốm sành, tức loại gốm dùng cốt bằng đất sét, cho ra xương gốm đỏ hoặc nâu đỏ – đây  nét là đặc trưng của các dòng gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh… Mặc dù không đồng tình với cách làm này của một số cơ sở sản xuất, song chính quyền địa phương và Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Bát Tràng cũng không thể cấm các cơ sở không được làm như vậy. Vì đã mở ra kinh doanh, ai cũng tính đến lợi nhuận.

Trước những thách thức ấy, việc gìn giữ và phát huy bản sắc của Bát Tràng trở nên cấp thiết. Những nghệ nhân Bát Tràng quan niệm cần phải lấy “xây” để “chống”. Việc tập hợp những nghệ nhân, thợ giỏi vào một tổ chức nghề nghiệp vừa tạo ra những điều kiện để những người làm nghề nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất, khẳng định thương hiệu, đồng thời, cũng là biện pháp để loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại làng nghề.

Còn tiếp

Chế tác gốm tại làng nghề Bát Tràng ( Phần 2)

Tiếp tục với các quy trình cuối của việc chế tác gốm tại Bát Tràng, chúng ta sẽ hiểu rõ những bước cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến "thần sắc" và chất lượng sản phẩm như thế nào
5. Trang trí hoa văn
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
6. Chế tạo men
Thợ làm gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật
7. Tráng men sản phẩm gốm sứ
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.
Bình gốm hoa văn độc đáo

8. Đem nung sẩn phẩm gốm sứ
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò, phân loại và sửa chữa các khuyết tật trước khi mang phân phối.
Như vậy là kết thúc quy trình làm gốm tại Bát Tràng rồi nhé!. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệm quy tình làm gốm đã được rút ngắn lại, nhanh và đọ rủi ro thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều nghệ nhân vẫn còn tiếc nuối với phương pháp làm gốm truyền thống.

Làm gốm truyền thống không chỉ được xem là nghề nghiệp kiếm sống mà đã được xem trọng như là một giá trị tinh thần thể hiện văn hóa của vùng đất lẫn cảm nhận của người nghệ nhân. Một số nhà sản xuất và xuất khẩu tích cực tìm kiếm thị trường mới, đưa thương hiệu và sản phẩm của họ thành công rộng ra cho các khu vực, góp phần ổn định tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước từ gốm sứ. Hơn nữa, với chi phí xây dựng thương hiệu cao và phát triển trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đầu tư nhiều hơn để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nước ngoài. Do đó, nhiều khách hàng mới ở nước ngoài đang dần dần nhận ra những sản phẩm gốm sứ Việt Nam có đặc điểm độc đáo, và vô cùng hữu dụng.