Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Chế tác gốm tại làng nghề Bát Tràng ( Phần 1)

Làm gốm liệu có dễ dàng hay không? Đây luôn là câu hỏi quen thuộc cho những người thích tìm hiểu về gốm muốn được thử sức “chế tạo” một sản phẩm dành riêng cho mình. Thật sự là một khi bạn đã biết những điều cơ bản, bạn sẽ có thể bắt đầu tạo ra các tác phẩm một cách đơn giản hơn bao giờ hết. Có vẻ như đó là một quá trình khó khăn lúc đầu, nhưng một khi bạn đã vượt qua được giai đoạn gập ghềnh thì thành quả là rất đáng mong chờ đấy! Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn cách làm gốm của người dân Bát Tràng.
1. Chọn đất làm gốm
Điều quan trọng đầu tiên để làm gốm đó là chọn đất sét. Đất sét ở đât phải là loại đất sét trắng, có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt phải mịn thì khi làm ra sản phẩm gốm sứ mới đạt chất lượng cao.
2. Xử lý, pha chế đất làm gốm
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể ngâm đất sét
- Bể 1: Dùng để ngâm đất sét khô và nước, đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã.
- Bể 2: Khi đất đã ngâm trong bể 1 được 3 - 4 tháng thì đánh thật đều và thóa xuống bể 2.
- Bể 3: Múc hồ loãng từ bể 2 sang bể 3 khoảng 3 ngày
- Bể 4: Khử mọi tạp chất còn sót lại trên đất sét.
Làm gốm

3. Tạo dáng cho sản phẩm gốm sứ
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm gốm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm.
4. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
5. Trang trí hoa văn
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét