Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tìm hiểu lịch sử làng gốm Biên Hòa

Rất ít người biết rằng sản phẩm gốm sứ ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nổi tiếng cả trong và ngoài nước từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến nay, các loại sản phẩm gốm ở Biên Hòa trong thời kỳ đó vẫn là những sản phẩm rất quý giá và hiếm có đối với những ai quan tâm đến việc thu gom đồ gốm cổ.

Lò sản xuất gốm
Nằm dọc theo lưu vực sông Rồng thơ mộng Đồng Nai, thành phố Biên Hòa đã được biết đến với nghề thủ công truyền thống của nghề thủ công đã tồn tại trong khoảng 300 năm. Ngày nay, nghề này chỉ được thực hiện ở phường Bửu Long và Tân Vân ở xã Tân Hiệp và Hòa An, nơi có khoảng 400 xưởng sản xuất nhỏ và lớn của gia đình.
Giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ năm 1923 đến đầu những năm 1960. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ thời ấy đã triển lãm ở nhiều nước, được tặng nhiều huy chương, bằng khen danh dự ở Pháp, Nhật, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Réunion. Biên Hòa cũng là nơi khai sinh gốm mỹ nghệ hiện đại (năm 1963) với cha đẻ là cựu giáo sư Lê Bá Đáng của trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa.
Năm 1903, trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập (ngày nay là trường Cao đẳng trang trí mỹ thuật Đồng Nai) gốm Biên Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới với việc tiếp thu kỹ thuật tạo gốm của phương Tây.
Ban đầu gốm Biên Hòa được tráng men Pháp nhưng men phương Tây tráng lên gốm phương Đông không phù hợp nên bà Marie Balick (phụ trách ban gốm trường Mỹ nghệ Biên Hòa) đã lập nhóm nghiên cứu men mới, chỉ dùng nguyên liệu trong nước như: đất sét Bình Phước, đá trắng An Giang, vôi Càn Long, tro rôm, tro củi, tro trấu và thủy tinh, mạt đồng, đá đỏ (đá ông Biên Hòa) và bột màu cobalt để tạo màu lên men; làm nên màu men độc nhất của gốm Biên Hòa: men xanh đồng của Biên Hòa (vert de Bien Hoa).
Đặc trưng chính của gốm Biên Hòa là trang trí theo kiểu chạm khắc chìm phối hợp men màu, tráng men dày kể cả phông nền. Đây là ưu thế để gốm Biên Hòa nhanh chóng khẳng định phong cách độc lập trong sáng tạo và xu hướng riêng biệt. Các sản phẩm gốm Biên Hòa cũng rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại.


Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất là tượng. Tượng gốm được các nghệ nhân chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả sự ngưỡng vọng và tâm hồn hướng tới chân – thiện – mỹ. Ngoài những mẫu tượng Phật, Bồ tát do nghệ nhân bản xứ sáng tác còn có các mẫu tượng mang phong cách văn hóa các dân tộc khác nhau, hoặc theo cùng dòng chảy tín ngưỡng dân gian như tượng Lão Tử, Khổng Tử. Đối với các sản phẩm dùng trong sinh hoạt như: bình hoa, chậu kiểng, chóe… cũng rất đẹp mắt.
Năm 1933, nhận thấy gốm Biên Hòa của trường Mỹ nghệ Biên Hòa được người tiêu dùng ưa chuộng, trường đã thành lập hợp tác xã (HTX) Mỹ nghệ. Chính từ HTX này gốm Biên Hòa đã được phổ biến rộng rãi và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1950, sau khi ông bà Balick về Pháp, HTX Mỹ nghệ tách ra khỏi trường, trở thành các đơn vị sản xuất gốm tự lập, một số thợ của HTX trước kia về sinh sống ở Tân Vạn, Tân Thuận, Hòa An (Đồng Nai)… và thành lập các xưởng sản xuất gốm tại nhà. Hiện nay, làng gốm Biên Hòa có khoảng 70% cơ sở mang tính gia đình.
Cùng với gốm Cây Mai (Sài Gòn) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa đã tạo thành dòng gốm mang phong cách Nam bộ, đánh dấu một giai đoạn phát triển lịch sử của nghệ thuật làm gốm tại miền Nam trong thời cận và hiện đại. Ngày nay, gốm Biên Hòa với nghĩa hẹp là sản phẩm của trường Mỹ nghệ Biên Hòa trở nên hiếm hoi. Mấy chục năm trở lại đây, sản phẩm gốm Biên Hòa đã trở thành “của hiếm” trên thị trường và được giới sưu tập gốm ở Việt Nam và trên thế giới ưa chuộng.


Mặc dù doanh thu của nghề thủ công mỹ nghệ tại Biên Hòa đã đạt khoảng 1 triệu USD / năm, nhưng con số này so ra vô cùng khiêm tốn khi nhìn lại 10 năm trước. Để tiếp tục phát triển nghề thủ công,  rất cần những nỗ lực và sự quyết tâm của các nghệ nhân nói riêng và sự hỗ trợ và chính sách lành mạnh của chính quyền nói chung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét