Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Di dời làng gốm cổ Tân Vạn

Làng gốm Tân Vạn của Đồng Nai được thành lập gần 300 năm trước, nhưng dự kiến sẽ được di dời theo kế hoạch di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư vào cuối năm 2015. Quyết định này đã gây ra mối quan ngại rộng rãi giữa chủ sở hữu và các hộ gia đình làm gốm của làng…

Bắt đầu từ những bước chân đầu tiên của người Hoa di cư đến mảnh đất này, nghề gốm được hình thành và phát triển. Buổi sơ khai, người dân chỉ dùng đất và bàn tay tài hoa của mình tạo ra những vật dụng thô sơ như lu, khạp, chum,… phục vụ cho tiêu dùng.
Từ thời Pháp thuộc nghề gốm ở đây đã phát triển rực rỡ. Hàng hóa bằng gốm được người phương Tây ưa chuộng và sử dụng. Gốm Tân Vạn gồm 2 dòng sản phẩm gồm gốm thủ công mỹ nghệ và gốm đất đen. Trong đó, sản phẩm gốm đất đen chủ yếu là được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như châu Úc, New Zealand, châu Âu và một số nước khu vực châu Á. Trong khi đó, mặt hàng gốm thủ công mỹ nghệ chỉ xuất khẩu được 20%, 80% còn lại cạnh tranh với các thương hiệu khác trong thị trường nội địa. Do sức cạnh tranh không cao, giá thành gốm Đồng Nai cao hơn giá gốm Bát Tràng đang chiếm lĩnh thị trường nội địa nên gốm Đồng Nai sống chủ yếu dựa vào nguồn xuất khẩu.
Làm gốm tại nhà

Hơn mười năm trở lại đây, tỉnh Đồng Nai có chủ trương di dời gốm Tân Vạn sang cụm gốm xã Tân Hạnh. Điều này đã gây một trở ngại không nhỏ cho các lò gốm ở Tân Vạn. Một số lò gốm phải đóng cửa do thiếu vốn, nhân công, thợ nghề và không tìm được thị trường tiêu thụ. Trước đây khu vực Tân Vạn có khoảng từ 10 – 15 lò thì bây giờ chỉ còn 7 – 10 lò. Việc di chuyển cơ sở gốm cũng khiến cho chủ doanh nghiệp lúng túng vì hiện tại, đến năm 2015 giấy phép sử dụng đất vẫn còn chưa được giải quyết xong xuôi. Cho nên trên thực tế, làng gốm vẫn chưa được di dời, các lò gốm vẫn tiếp tục hoạt động và sản xuất. Về vấn đề này, Anh Nguyễn Tấn Đạt - người quản lý cơ sở gốm Phong Sơn cho biết, “thời gian để xây dựng một lò gốm phải mất một năm, trong thời gian đó, việc sản xuất gốm cũng không thể dừng lại được vì đơn hàng cứ liên tục luân phiên nhau, nếu gián đoạn thì doanh nghiệp sẽ bị mất đầu ra cho sản phẩm”. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn cần phải điều động vốn để xây dựng cơ sở mới. Cộng với việc thiếu nguồn nhân lực trẻ, nghề gốm đang có chiều hướng mai một dần. Thanh niên trẻ phần lớn chọn làm việc ở các xí nghiệp vì công việc, lương lậu ổn định, lò gốm chỉ còn lại người già và phụ nữ. Anh Đạt tỏ ra lo lắng: “Sau lớp thợ già này chẳng còn ai kế thừa nghề làm gốm bằng tay nữa”. Bởi lẽ, các cơ sở cũng dần chuyển sang làm gốm bằng kỹ thuật rót khuôn nhanh và chính xác về kích thước, trọng lượng hơn nhiều mặc dù gốm làm bằng tay vẫn được đánh giá cao về sự khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân gốm.

Gần đây, các chuyên gia đã đề nghị đưa khách du lịch đến làng. Tuy nhiên, đề xuất này đang đối mặt với những thách thức lớn do kế hoạch di dời. "Tất cả các ngôi nhà mái tranh cũ đã duy trì được truyền thống này sẽ được thay thế bằng những ngôi nhà bê tông mới. Ai sẽ muốn đến thăm một nơi như vậy?" – một người dân ý kiến. Đây là một câu hỏi khó mà rất cần sự quan tâm hơn của chính quyền và các nhà chức trách để có thể bảo tồn được nét đẹp văn hóa dân tộc.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Chế tác gốm tại làng nghề Bát Tràng ( Phần 1)

Làm gốm liệu có dễ dàng hay không? Đây luôn là câu hỏi quen thuộc cho những người thích tìm hiểu về gốm muốn được thử sức “chế tạo” một sản phẩm dành riêng cho mình. Thật sự là một khi bạn đã biết những điều cơ bản, bạn sẽ có thể bắt đầu tạo ra các tác phẩm một cách đơn giản hơn bao giờ hết. Có vẻ như đó là một quá trình khó khăn lúc đầu, nhưng một khi bạn đã vượt qua được giai đoạn gập ghềnh thì thành quả là rất đáng mong chờ đấy! Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn cách làm gốm của người dân Bát Tràng.
1. Chọn đất làm gốm
Điều quan trọng đầu tiên để làm gốm đó là chọn đất sét. Đất sét ở đât phải là loại đất sét trắng, có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt phải mịn thì khi làm ra sản phẩm gốm sứ mới đạt chất lượng cao.
2. Xử lý, pha chế đất làm gốm
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể ngâm đất sét
- Bể 1: Dùng để ngâm đất sét khô và nước, đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã.
- Bể 2: Khi đất đã ngâm trong bể 1 được 3 - 4 tháng thì đánh thật đều và thóa xuống bể 2.
- Bể 3: Múc hồ loãng từ bể 2 sang bể 3 khoảng 3 ngày
- Bể 4: Khử mọi tạp chất còn sót lại trên đất sét.
Làm gốm

3. Tạo dáng cho sản phẩm gốm sứ
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm gốm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm.
4. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
5. Trang trí hoa văn
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

(Còn tiếp)

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Thương hiệu từ gốm đỏ của làng nghề Vĩnh Long

Đi qua cầu Mỹ Thuận và xuống Quốc lộ 1A, bạn sẽ đến Thành phố Vĩnh Long. Hai kí lô mét từ trung tâm thành phố sau khi vượt qua cầu Thiềng Đức trên Quốc lộ 31 dọc theo sông Cổ Chiên, xa xa, bạn sẽ thấy lò nung với khói trắng phát ra trên bầu trời. Đó là vương quốc của đồ gốm đỏ. Làng nghề gốm nổi tiếng đã hoạt động được 20 năm dọc theo sông Cổ Chiên từ thành phố Vĩnh Long, Long Hồ đến huyện Măng Thít.

Thiên nhiên ban tặng cho người Vĩnh Long một tài nguyên đất sét và dĩ nhiên là nó không giống ai, không vùng đất nào có nó. Người Vĩnh Long sống với đất và đẻ ra làng nghề gạch ngói. Làng nghề này đã có cách nay hơn một thế kỷ, lúc đó là chuyên làm gạch ngói, như gạch tàu, gạch thẻ (gạch tiểu), ngói âm dương một loại ngói còn thấy ở các đình chùa. Khoảng năm 1960, làng gạch bắt đầu cơ giới hóa, sản xuất bằng máy gạch ống, gạch tàu, gạch thẻ  cho đến năm 1980 có một công ty người Đức đến vùng này sản xuất gốm để xuất khẩu thì các chủ lò tại địa phương mới cho người đi Bình Dương, Biên Hòa học làm nghề gốm. Về kỹ thuật thì giống nhau nhưng về sản phẩm thì gốm đỏ Vĩnh Long là loại đặc trưng mà các tỉnh miền Đông không sản xuất được vì khác nguyên liệu. Bao thế hệ sáng tạo và đúc kết thành một kỹ thuật nung đất tuyệt vời: lò gạch. Nhiên liệu nung từ sản phẩm đặc trưng của vùng lúa nước: trấu. Người Vĩnh Long có nền văn hóa đặc thù đồng bằng. Màu đặc trưng của gốm Vĩnh Long là màu của rơm rạ. Điều thật kỳ lạ hay nói đúng hơn là một phát minh thầm lặng của bao thế hệ: lò gạch Vĩnh Long, đốt trấu quê mình, và đất Vĩnh long chỉ kết khối ở nhiệt độ 9000 C.

Nghề sản xuất gốm ở Vĩnh Long mang nét đặc trưng riêng có, không lẫn với những nghề truyền thống khác. Mỗi gia đình cũng có thể là một tổ hợp, một xưởng sản xuất tách biệt. Có những xưởng thuê tới mấy chục lao động. Ngày nay, người dân Vĩnh Long không còn nung gốm bằng lò than thủ công như trước. Họ nung gốm bằng lò gas, sấy sản phẩm gốm bằng điện. Thức thời hơn, một số người có tiền đã từ bỏ nghề làm gốm vất vả, chuyển ngay sang một hình thức kinh doanh mới: mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán các sản phẩm gốm của làng để ăn hoa hồng. Từ một làng nghề truyền thống, Vĩnh Long nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
 
Gốm đỏ Vĩnh Long
Nhãn hiệu tập thể Gốm đỏ Vĩnh Long được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận ngày 08-6-2011 là một tin vui cho các nhà sản xuất gốm. Để có kết quả này, ngành gốm đỏ Vĩnh Long đã trải qua một quá trình phát triển dài. Từ chỗ sản xuất gạch, ngói là chính, đến năm 1983, nghề gốm ở Vĩnh Long manh nha hình thành. Khi đó, chỉ có một doanh nghiệp thí điểm đầu tư sản xuất gốm bằng lò dài với chất đốt là gỗ tạp. Tuy nhiên, mãi 10 năm sau đó, tức năm 1993, gốm đỏ của Vĩnh Long mới ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Nhãn hiệu tập thể Gốm đỏ Vĩnh Long là tiền đề để giúp cho ngành gốm đỏ đi xa hơn trong thời gian tới.
Từ xuất phát ấy đến năm 1995, Vĩnh Long có hơn 900 lò gạch tròn năng suất 20.000 viên gạch ngói qui chuẩn cho một chu kỳ 2 tháng, với tổng sản lượng 500 triệu viên/năm. Năm 1997 đánh dấu thời điểm quan trọng cho sự phát triển của nghề gốm đỏ Vĩnh Long. Lần đầu tiên 3 doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ nghiên cứu sản xuất gốm bằng lò nung gạch kiểu tròn truyền thống. Chất đốt cũng là trấu nên việc sản xuất gốm có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Tỷ lệ hao hụt khi nung từ chỗ trên 50%, giảm chỉ còn 10 – 20%. Từ đây mở ra một cơ hội mới cho ngành gốm đỏ Vĩnh Long phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng, vươn ra thị trường thế giới.
Đến năm 2002, tỉnh Vĩnh Long có hơn 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất gốm, cao điểm có đến 120 doanh nghiệp với qui mô sản xuất lớn nhỏ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp lớn có đến 70, 80 lò nung. Sản xuất gốm đỏ đã góp phần lớn trong việc giải quyết lao động và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.
Để sống và giữ vững đam mê với nghề, hầu hết các thợ thủ công ngoài làm gốm thì còn phát triển niềm đam mê và sáng tạo cho làng. Du khách sẽ thấy sự kết hợp của đồ gốm và gạch trong các ngôi nhà tại làng. Một trong những ngôi nhà này sẽ khiến du khách ngạc nhiên vì những trụ cột được làm từ đồ gốm trong khi mái nhà được làm bằng ngói đỏ và sàn bằng gạch. Ngôi nhà được trang trí với các bức tượng sơn dầu và tranh vẽ bằng gốm…


Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Gốm sứ Thanh Hà nức tiếng Hội An

Gốm sứ không chỉ là một nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam mà còn là phương tiện kiếm sống quan trọng. Làng gốm Thanh Hà ở Hội An là một ví dụ nổi tiếng về loại hình cơ sở này nhằm thúc đẩy truyền thống cũng như việc làm. Làng gốm Thanh Hà ở Hội An nằm ở tỉnh Quảng Nam thuộc phường Thanh Hà; Hội An nằm cách 3 km về phía Đông. Làng gốm có di sản lịch sử lâu dài gắn liền với nó.

Với nét văn hóa , những con người cần cù hiếu khách. Dường như trên từng con đường, từng góc phố của xứ Quảng Nam đều gợi lên hình bóng của quá khứ phồn thịnh của đô thị cổ Hồi An và làng gốm Thanh Hà là một trong những nơi như thế. Ở đó, dường như vẫn còn mang nặng một tấm lòng quê và sự hoài cổ về một làng nghề đã làm nên sự tự hào cho những người con xứ Quảng.

Nếu phương Bắc tự hào có gốm Phù Lãng, Bát Tràng thì làng gốm Thanh Hà chính là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Quảng. Làng nghề có hơn 500 tuổi này nằm ven con sông Thu Bồn hiền hòa, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà, cách khu đô thị cổ Hội An khoảng 1 km. Ngược về lịch sử, vào đầu thế kỷ XVI, cư dân vùng Thanh Hóa theo chân Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp đã chọn vùng đất Thanh Hà ngày nay – nơi có nhiều đất sét để định cư, sinh sống bằng nghề gốm. Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà đã tạo được uy tín trên thị trường lúc bấy giờ và trở thành một trong những mặt hàng chủ yếu cung cấp cho các thương gia khắp nơi đến giao thương tại phố cảng Hội An. Đặc biệt, Thanh Hà chính là nơi sản xuất và cung cấp gạch, ngói lợp cho các ngôi nhà cổ ở Hội An – nơi được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Lu gốm được hoàn thành

Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.

Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he...

Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung.


Hy vọng rằng, tỉnh Quảng Nam, Hội An và Thanh Hà sẽ tìm ra cách để duy trì hoạt động kinh doanh gốm sứ, để những nghệ nhân sẽ tiếp tục bám trụ với nghề. Đây không chỉ là kế sinh nhai mà còn là hoạt động bảo tồn những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc.

Cơ hội và thách thức của gốm Việt

Một trong những nước phương Đông có nguồn gốc văn hoá truy tìm hàng ngàn năm, Việt Nam đã được thế giới công nhận về sự tuyệt vời, đa dạng về thủ công và kỹ năng của các nghệ nhân gốm. Hàng ngàn năm tuổi, ngành gốm sứ ở Việt Nam, thay vì biến mất, vẫn sống động, song song với cuộc sống con người. Không phải ngẫu nhiên danh hiệu những ngôi làng gốm nổi tiếng luôn có mặt trong các bài hát dân gian và thể hiện giá trị của người Việt Nam.

 Với những bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của những người thợ thủ công, đất không còn sống sẽ biến thành vô số hình dáng và hoa văn kết hợp mỏng và đơn giản và phức tạp để mang lại cả những sản phẩm hấp dẫn và thiết thực và kết hợp cả hai. Nấu đất và lửa, gốm tượng trưng cho tinh thần của Việt Nam: sự pha trộn độc đáo của truyền thống và sự sáng tạo, sự khôn ngoan và niềm đam mê.
 Ngành gốm sứ của Việt Nam, với lịch sử phát triển lâu dài, đang có những đóng góp kinh tế quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành đánh dấu năm 2012 là một trong những nỗ lực to lớn. Ngành xuất khẩu 90% sản phẩm của mình mặc dù các thị trường xuất khẩu chủ chốt còn sót lại, với doanh thu xuất khẩu của quốc gia đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012, tăng 10% so với năm 2011.
 Việt Nam đang nổi lên như một nền kinh tế năng động và đang phát triển nhanh trên toàn thế giới. Thủ công mỹ nghệ - bao gồm gốm sứ, mây tre, tre, lụa và thảm - là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
 Năm 2012, gốm sứ được xếp hạng đầu tiên về thủ công mỹ nghệ về doanh thu xuất khẩu, đạt 431 triệu USD, tăng 12% so với năm trước. Không chỉ năm 2012 là gốm sứ nổi bật của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nó có truyền thống lâu đời là xuất khẩu và nhà máy của ngành này, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam. Gốm sứ vẫn là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào năm 2013.
Gốm tại Lái Thiêu - Bình Dương

Thách thức
Hầu hết các nhà sản xuất gốm sứ Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế về công nghệ sản xuất và xúc tiến thương mại.
Phần lớn các nhà cung cấp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng hạn chế xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, một số trong số họ bán sản phẩm của mình cho các công ty kinh doanh ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Họ cũng phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao của nguyên liệu và vận chuyển nhập khẩu, đẩy họ tăng giá hoặc làm giảm biên lợi nhuận. Một số nhà cung cấp vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, ngăn họ bán ở mức giá cạnh tranh.
Mặc dù gốm Việt Nam có thiết kế độc đáo và thẩm mỹ cao, nhưng chủ yếu là làm bằng tay trong một thiết bị do thiếu công nghệ hiện đại. Các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc xử lý các đơn hàng lớn.

Một số nhà sản xuất gặp tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Một ngày tại làng gốm Đông Triều

Đông Triều là một trong những điểm dừng chân bắt buộc của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm khu vực vịnh Hạ Long hùng vĩ với số dân hải đảo tăng từ vùng nước trong xanh của Vịnh Bắc Bộ. Huyện Đông Triều, cách thành phố Hạ Long 60km, trên đường cao tốc 18A, sở hữu một số ngôi làng gốm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Gốm sứ Triều đã phát triển gần đây hơn so với các làng gốm truyền thống khác ở Việt Nam như là thợ thủ công đầu tiên, ông Hoàng Ba Huy, bắt đầu hội thảo sản xuất gia đình vào năm 1955. Vài năm sau, năm 1958, ông thành lập một xí nghiệp gốm sứ Đông Thành ở làng Cầu Đất với một số nhà máy sản xuất gia đình khác. Đến cuối năm 1960, ông đã thành lập một hợp tác xã khác là Gạch Ngói Ánh Hồng tại thôn Vĩnh Hồng, thị trấn Mạo Khê.

Sản phẩm Đông Triều thuộc loại gốm chịu lửa. Gốm được đưa vào lò sấy hình bầu dục bắn ở 1300 độ C. Nguyên liệu chính là loại đất sét trắng mềm từ làng Trúc Thôn và cao lanh chịu lửa khai thác ở thôn Tú Lạng, tỉnh Hải Dương. Để bắt kịp với hàng trăm năm tuổi, các nghệ nhân đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm ra những phương pháp chuẩn bị vật liệu và cấu trúc lò nung hiệu quả nhất. Nhờ nghiên cứu sâu rộng và do nhiệt độ đốt cao nên gốm Đông Triều đảm bảo độ bền cao cũng như độ tinh khiết của men. Tất cả các tạp chất và Fe2O3 được loại bỏ khỏi đất sét thô đồng thời nguyên vật liệu được kiểm soát chặt chẽ nhằm đạt được chất lượng ổn định và màu sắc dễ chịu.
 
Gốm Đông Triều khi hoàn thành
Hiện tại có 20 lò nung ở thôn Cầu Đất và khoảng 36 hộ ở Vĩnh Hồng, cung cấp việc làm cho gần 1500 lao động địa phương. Một số đơn vị sản xuất có sản phẩm nhỏ như bát, đĩa, cốc vv đã bắt đầu sử dụng lò nung khí.

Gốm sứ Đông Triều chuyên sản xuất các mặt hàng gốm sứ cụ thể mà các làng gốm khác không thể sản xuất được như chậu hoa có đường kính 100 cm, nôi chậu hoa rộng, lưu vực, ...Các nghệ nhân là sự hòa quyện của sự nhạy cảm và sức mạnh từ trái tim để thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay trong quá trình tạo hình sản phẩm; và công  cũng như công nghệ hiện đại. Việc tạo hình được làm trên các bảng xoay điện để tạo ra năng suất cao. Thiết kế và mẫu trang trí được bảo vệ tốt khi chúng được vẽ dưới men. Những hoa văn tiêu biểu thường được thể hiện như là cảnh sắc bốn mùa, cảnh quan quyến rũ, v.v.


Gốm Đông Triều được đánh giá cao bởi khách hàng nước ngoài và chậu hoa, ghế ngồi và bồn rửa nhà trong nhà và ngoài trời được xuất khẩu sang nhiều nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Canada ... Nhiều doanh nghiệp địa phương hiện đang nhận thức được tiềm năng quan trọng Phát triển đồ gốm ở Đông Triều. Thu hút bởi nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động có tay nghề và điều kiện giao thông thuận lợi, họ đã đầu tư vào Đông Triều và tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế trong khu vực.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Lịch sử làng gốm Bát Tràng

Bát Tràng, một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 km về phía Nam, ở phía bên kia của cầu Chương Dương. Tại sao tên của nó lại phổ biến đến hầu hết khách du lịch đến miền Bắc Việt Nam? Câu trả lời là những sản phẩm gốm và gốm nổi tiếng của họ có chất lượng cao. Nếu bạn biết về Việt Nam, bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy bình, bát, đĩa và nhiều loại sản phẩm gốm khác của Bát Tràng đã được xuất khẩu trên toàn thế giới. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng công nhân làm các sản phẩm gốm bằng tay, chỉ cần đến đây! Hơn nữa, bạn cũng có thể thử nó cho mình!
Làng Bát Tràng được cho là được thành lập vào thế kỷ 14 hoặc 15 trong một số tài liệu. Tuy nhiên, theo các dân làng, làng có lẽ đã xuất hiện trước đó. Luôn luôn có hai câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của làng. Một trong số đó cho biết dưới triều Lý, vào năm 1100, khi quốc gia này đang trong giai đoạn phát triển độc lập và tăng trưởng ban đầu, có 3 học giả đã trở lại từ chuyến đi công tác sang Trung Quốc đưa ngành thủ công gốm sứ học lại ở Việt Nam và Người Bát Tràng. Trong câu chuyện khác, trong lịch sử làng quê bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, khi vua Lý Công Uẩn di dời thủ đô Thăng Long. Với sự hình thành và phát triển của thủ đô, nhiều doanh nhân, doanh nhân từ nhiều khu vực đến định cư ở đây để làm việc và buôn bán. Ở Bát Tràng, có rất nhiều đất sét trắng, vì vậy nhiều thợ gốm, trong đó có gia đình Nguyễn Ninh Trang, đến và xây lò nung ở đây. Theo đó, Bát Tràng dần dần thay đổi từ một làng gốm sứ bình thường thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng cho đến nay.
Thời gian trôi qua, sản phẩm của làng đã phát triển và trở nên nổi tiếng với chất lượng tốt nhất, phong cách và men, cả trong và ngoài nước. Nhiều trong số này bây giờ được tùy chỉnh cho các gia đình quý tộc và nhu cầu tôn giáo. Các thị trường nước ngoài phổ biến là Nhật Bản (dưới thương hiệu "Kochi (Giao Chỉ)", Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Đông Nam Á,
Để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh, người ta phải làm theo 3 bước. Bước đầu tiên là làm cho khung sản phẩm. Các nghệ nhân chọn đất sét thích hợp, xử lý nó và bắt đầu làm một sản phẩm thô. Nó phải được sửa chữa để có được sự xuất hiện tốt nhất. Thứ hai, họ trang trí và che nó với glazes. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các sản phẩm thô được nướng trong 3 ngày và 3 đêm. Có một số loại lò, nhưng nhiệt độ phải ở 12000 hoặc 13000. Sau khi nướng, sản phẩm được đưa ra, phân loại và sửa chữa trong trường hợp có những sai lầm. Và bây giờ chúng tôi có sản phẩm hoàn hảo.
Tác phẩm chuẩn bị đem tới khách hàng

Các loại sản phẩm phổ biến. Sản phẩm Bát Tràng được chia thành 3 loại dựa trên mục đích sử dụng.Hoạt động sản phẩm
Các đồ dùng tiện dụng: bao gồm đĩa, bát, chén trà, kettles, chai rượu vang, chậu hoa, lọ, bình ... khác biệt gì hơn là các loại của Trung Quốc.
Các sản phẩm văn hoá: bao gồm giá đèn, nến, nến hương, bàn thờ, thanh kiếm ... Đây là những giá trị cho người thu gom vì ghi năm sản xuất, tên của nhà sản xuất và thợ gốm.
Vật trang trí: mô hình nhà, bàn thờ, tượng và đồ đạc kiến ​​trúc.
Đặc điểm đặc biệt là đồ trang trí đa dạng trên sản phẩm. Nhờ lịch sử lâu dài và sự phát triển, những tác phẩm của làng đã được tích lũy với rất nhiều kiểu thiết kế đặc biệt khác nhau. Một điều nữa làm cho chúng nổi bật là màu men, có chất lượng cao và nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như xanh, nâu, trắng, xanh lá cây, trong cả hai vụ nổ và nóng chảy.


Trong thực tế, đã có một số đối thủ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế đã có những lợi thế về công nghệ cao. Tuy nhiên hầu hết khách hàng đều thích các sản phẩm thủ công có chứa các giá trị lịch sử và truyền thống. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Bát Tràng vẫn còn tồn tại trong những ngày bận rộn và công trình. Quan trọng hơn, làng bây giờ đã trở nên phổ biến, thu hút hàng trăm du khách khổng lồ đến thăm và mua hàng gốm.

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Nét đẹp gốm Đông Triều

Đông Triều là một trong những điểm dừng chân bắt buộc của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm khu vực vịnh Hạ Long hùng vĩ với số dân hải đảo tăng từ vùng nước trong xanh của Vịnh Bắc Bộ. Huyện Đông Triều, cách thành phố Hạ Long 60km, trên đường cao tốc 18A, sở hữu một số ngôi làng gốm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Gốm sứ Triều đã phát triển gần đây hơn so với các làng gốm sứ truyền thống khác ở Việt Nam như là thợ bậc thầy đầu tiên, ông Hoàng Ba Huy, bắt đầu hội thảo sản xuất gia đình vào năm 1955. Vài năm sau, năm 1958, ông thành lập hợp tác gốm sứ Đông Thành ở làng Cầu Đất với một số nhà máy sản xuất gia đình khác. Đến cuối năm 1960, ông đã thành lập một hợp tác xã khác là Gạch Ngói Ánh Hồng tại thôn Vĩnh Hồng, thị trấn Mạo Khê.

So với Bát Tràng, Phù Lãng, Kim Lan,… làng gốm Đông Triều (Quảng Ninh) còn khá non trẻ về tuổi đời. Vào năm 1955, ông Hoàng Bá Huy là người tiên phong trong việc mở xưởng sản xuất gốm với quy mô gia đình. Trải qua thời gian, nghề này được nhân rộng và hiện nay có hơn 50 lò gốm chủ yếu tại khu vực Cầu Đất và Vĩnh Hồng với khoảng 1500 lao động địa phương. Từ khi nghề này phát triển, Đông Triều mới bắt đầu được gọi là “làng gốm”.
Đặc điểm của gốm sứ Đông Triều là các sản phẩm ở đây chủ yếu sử dụng hệ lò bầu và nhiệt độ nung đạt tới 1300 độ C. Để tạo ra những sản phẩm gốm sứ nặng lửa như vậy, những người thợ gốm Đông Triều đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu cách pha chế nguyên liệu cũng như cách thiết kế lò đốt. Nguồn nguyên liệu chính của gốm sứ Đông Triều là đất cao lanh chịu lửa khai thác tại xã Tử Lạng, huyện Kinh Môn, Hải Dương và nguồn đất sét trắng dẻo Trúc Thôn. Ngoài ra, việc xử lý đất cũng được những người thợ Đông Triều hết sức chú trọng, vì vậy hầu như không có các tạp chất lẫn – đặc biệt là không còn lượng ô xít sắt Fe2O3, vì vậy đảm bảo độ trắng đều của sản phẩm.
Gốm Đông Triều có độ bền rất cao

Do được làm từ những nguyên liệu được tuyển chọn, đồng thời sử dụng phương pháp xử lý đất kỹ càng, nung với nhiệt độ cao nên các sản phẩm gốm sứ Đông Triều có độ bền rất cao và nước men cũng rất trong. Một nét đặc trưng nữa của gốm Đông Triều là việc tạo dáng sản phẩm được làm trên bàn xoay điện giúp họ thao tác nhanh hơn.
Gốm sứ Đông Triều được yêu thích bởi mỗi sản phẩm đều có hoa văn, họa tiết phong phú, đa dạng thể hiện dưới lớp men, không những phản ánh sâu đậm cuộc sống, con người và thiên nhiên Việt Nam như tứ quý, sông nước hữu tình… mà còn đảm bảo độ bền và an toàn cho sản phẩm.
Những sản phẩm gốm sứ của Đông Triều đã được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Đài Loan, Canada… và được khách hàng nước ngoài đánh giá cao về cả chất lượng lẫn mẫu mã.


Gốm Đông Triều được đánh giá cao bởi khách hàng nước ngoài và chậu hoa, ghế ngồi và bồn rửa nhà trong nhà và ngoài trời được xuất khẩu sang nhiều nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Canada ... Nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay nhận thức được tiềm năng to lớn Phát triển đồ gốm ở Đông Triều. Thu hút bởi nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động có tay nghề và điều kiện giao thông thuận lợi, họ đã đầu tư vào Đông Triều và tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế trong khu vực.

Nghệ thuật từ bản sắc của gốm Thổ Hà

Khoảng 50 km từ Hà Nội, làng Thổ Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với đồ gốm và kiến trúc cổ xưa của Việt Nam của đồng bằng sông Hồng. Theo thợ thủ công ở làng, Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm cổ nhất của Việt Nam ngoài Phú Lăng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với lịch sử lâu đời về gốm. Từ thế kỷ 11 đến 12, Đào Trí Tiến - cha đẻ của làng, đã được gửi đến Trung Quốc để học nghệ thuật gốm của Trung Quốc. Sau khi trở về Việt Nam, ông dạy dân làng Thổ Hà sản xuất gốm bằng đất sét đỏ, vàng và sẫm màu.
Bên cạnh làng gốm Phù Lãng và Bát Tràng, Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt ta. Theo những mẫu hiện vật khảo cổ và gia phả làng nghề đã chứng minh Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ, một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm còn thể hiện qua các quần thể kiến trúc đình, chùa, văn chỉ, cổng làng, điếm bề thế uy nghi mà người dân Thổ Hà đã xây dựng.
Lưu truyền, ông tổ nghề gốm Thổ Hà là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Vào cuối thời Lý (1009 – 1225), ông Đào Trí Tiến được cử đi sứ sang Trung Quốc (960 – 1127) với ông Hứa Vĩnh Cảo và ông Lưu Phong Tú. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu, tỉnh Quảng Đông thì ba ông gặp bão phải nghỉ lại đây. Tại đây có lò gốm rất nổi tiếng nên ba ông đến thăm và học được kỹ thuật làm gốm. Về nước, ông  Đào Trí Tiến truyền nghề làm hàng gốm sắc đỏ thẫm cho Thổ Hà, ông Lưu Phong Tú truyền nghề làm hàng gốm sắc vàng thẫm cho Phù Lãng và ông Hứa Vĩnh Cảo truyền nghề làm hàng gốm sắc trắng cho Bát Tràng. Hàng năm, lễ dâng hương Tổ nghề gốm được các nhà làm nghề gốm ở Thổ Hà tổ chức luân phiên để suy tôn cả ba ông.
Nghệ thuật chất chứa văn hóa

Từ xưa, gốm Thổ Hà đã bán rộng rãi ở kinh thành Thăng Long. Vào thời vua Lê Hy Tông (1680-1705) có hai người dân Thổ Hà đến ở chùa Hà (một ngôi chùa nổi tiếng nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội) để bán các đồ gốm sứ ở các chợ trong ngoài thành Thăng Long. Trước đó, chùa xây vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) bằng gạch vồ, lợp lá gồi nhưng do buôn bán phát đạt, thuận lợi nên hai gia đình đã tình nguyện góp một số tiền lớn cùng dân trong xóm xây dựng lại chùa Hà theo quy mô lớn bằng gạch ngói như hiện nay. Hiện tại, chùa Hà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ bằng gốm như bát hương, chĩnh, ang, vại thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người Thổ Hà xưa.
Để có những sản phẩm chum vại, chĩnh chõ, tiểu sành có màu nâu sẫm, màu da lươn rất bền đẹp, người làm gốm phải mua đất sét từ Choá ở huyện Yên Phong cách xa gần 10 km, hoặc mua đất sét ở Xuân Lai cách xa 12 km và phải chở qua sông rất vất vả. Đất sét phải là loại sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất để dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao, nhờ vậy nghệ nhân gốm Thổ Hà có thể tạo ra các sản phẩm gốm với cỡ lớn với dung tích 400 – 500 lít.
Điểm đặc trưng khác biệt là gốm Thổ Hà không dùng men, gốm được nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men ra và thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc, dù chôn xuống đất hay ngâm trong nước hàng trăm năm nó vẫn giữ được màu như lúc mới ra lò. Do vậy, đồ gốm Thổ Hà để nghìn năm không bị mất màu do kỹ thuật nung tốt.

Với vẻ đẹp cổ kính với kiến trúc cổ xưa, làng nghề thủ công truyền thống của Thổ Hà đã tạo ra sự hấp dẫn tuyệt vời cho du khách trong và ngoài nước và những người học kiến trúc và nghệ thuật đến thăm và tìm cảm hứng.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Làng gốm Bàu Trúc mai một theo thời gian


Hàng ngàn năm tuổi, ngành gốm sứ ở Việt Nam nói chung và Bàu Trúc nói riêng, thay vì biến mất, vẫn sống động, song song với cuộc sống con người. Không phải ngẫu nhiên danh hiệu những ngôi làng gốm nổi tiếng luôn có mặt trong các bài hát dân gian và thể hiện giá trị của người Việt Nam. Tuy nhiên vì thiếu sự đầu tư, giá cả không ổn định và sự cạnh tranh của thị trường ngày càng cao .v.v nên số lượng nghệ nhân bám nghề cũng đang suy giảm. Vì thế làng nghề cổ nức tiếng một thời nay đứng trước nguy cơ mai một.

Trước đây ở làng gốm truyền thống Bàu Trúc, nhà nhà đều nhộn nhịp với nghề làm gốm. Với bao công phu để nhào nặn tạo ra sản phẩm, với tâm huyết và lòng đam mê sáng tạo những chiếc lu, cái chậu, lò đun, ấm đất, tượng phù điêu được các nghệ nhân làm ra luôn mang đầy hơi thở cuộc sống, được mọi người biết đến. Từ đó làng nghề dần đổi thay và có bước phát triển. Cũng như bao làng nghề truyền thống khác, giờ làng gốm truyền thống Bàu Trúc cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách bởi “thiếu vốn đầu tư, yếu sức tiêu thụ”; nhiều nghệ nhân trước đây giờ tuổi cũng đã xế chiều, trong khi lao động trẻ có tay nghề lại chẳng mấy mặn mà, tâm huyết với nghề gốm.
Nói về khó khăn của làng gốm hiện nay, rất nhiều cơ sở, nghệ nhân làng gốm đều than thở vì không có vốn để đầu tư sản xuất. Để làm gốm thì phải cần nguyên liệu đất sét, cát, thế nhưng nguyên liệu ngày càng khan hiếm, giá cả lại đắt đỏ, trong khi sản phẩm làm ra chủ yếu là dùng để phục vụ đời sống hàng ngày, chỉ có giá 10.000 đồng/cái như lu, chậu, nồi đất, lò đất... Vất vả hơn, đây là những sản phẩm dễ vỡ nên vận chuyển đi các nơi xa rất khó khăn.
Thành phẩm

Nghệ nhân Hà Mên (56 tuổi), ở Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân bày tỏ: Tôi có thâm niên hơn 30 năm làm nghề gốm nhưng chưa bao giờ thấy làng gốm, nghề gốm truyền thống lại gặp khó như hiện nay. Trước đây chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện vay 10 triệu đồng/hộ/năm để sản xuất gốm, nhưng nay vay phải thế chấp trong khi bà con không có tài sản gì lớn thế chấp nên không được vay. Để làm ra 500 cái lò đất nấu than thì cần một 1 m3 đất sét và 1 m3 cát, giờ đất sét có giá đến 300.000 đồng/m3, cát 250.000 đồng/m3, trong khi sản phẩm làm ra chỉ có giá 10.000 đồng/cái. Tính bán hết cũng được 5 triệu đồng nhưng nếu trừ chi phí như thuê công lao động, tiền mua nguyên liệu làm gốm, nguyên liệu đốt lộ thiên…cũng chỉ được dưới 1 triệu đồng.

Là nghệ nhân trẻ đầy tâm huyết với nghề gốm truyền thống của đồng bào, anh Vạn Quan Phú Đoan lúc nào cũng khá trăn trở với nghề. Anh Đoan thổ lộ: Hồi năm 2014, chính quyền địa phương hỗ trợ đầu tư cho làng xây 2 lò nung gốm, nhưng lò nung này không phù hợp để nung sản phẩm tạo ra màu sắc truyền thống. Thấy vậy ai nấy cũng bỏ và chuyển sang nung lộ thiên bằng cách đốt nguyên liệu rơm rạ, củi, trấu…

Dù nung lộ thiên làm cho sản phẩm có màu sắc đẹp nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Khó khăn hơn nữa là do người dân làm tự phát, tạo ra sản phẩm rất bình thường nên không hút được thị trường. Các cơ sở làm gốm không có sự liên kết để tạo ra sản phẩm pha truyền thống lẫn hiện đại, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp. Do đó nghề gốm truyền thống rất khó đứng vững trước sự khắt khe của thị trường hiện nay.

Ông Võ Viết Hiếu, Giám đốc Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận cho biết, để bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề, năm 2014, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện chiếu sáng, đường giao thông, lò nung gốm, nhà trưng bày sản phẩm khang trang…

Đồng thời Trung tâm khuyến công cùng địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề để sản phẩm gốm làm ra thực sự phong phú về chủng loại, đa dạng mẫu mạ, thu hút được thị hiếu thị trường. Thế nhưng do nhiều khó khăn khách quan nên làng nghề không phát triển như kỳ vọng.

Theo UBND huyện Ninh Phước, làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc là niềm tự hào của đồng bào Chăm nơi đây nói riêng và của người dân trong toàn huyện nói chung. Làng nghề cũng có 1 hợp tác xã, 4 công ty trách nhiệm hữu hạn và 9 cơ sở sản xuất gốm. Tuy nhiên do nhiều khó khăn nên tất cả những con số này đều đã giảm so với trước. Nếu như cách đây khoảng 3 năm, cả làng có hơn 550 hộ đều làm gốm truyền thống thì nay con số này chỉ còn vỏn vẹn 150 hộ.

Để tiếp tục phát triển nghề thủ công,  rất cần những nỗ lực và sự quyết tâm của các nghệ nhân nói riêng và sự hỗ trợ và chính sách lành mạnh của chính quyền nói chung khi lớp trẻ đang dần không còn mặn mà với các nghề thủ công truyền thống.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tìm hiểu lịch sử làng gốm Biên Hòa

Rất ít người biết rằng sản phẩm gốm sứ ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nổi tiếng cả trong và ngoài nước từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến nay, các loại sản phẩm gốm ở Biên Hòa trong thời kỳ đó vẫn là những sản phẩm rất quý giá và hiếm có đối với những ai quan tâm đến việc thu gom đồ gốm cổ.

Lò sản xuất gốm
Nằm dọc theo lưu vực sông Rồng thơ mộng Đồng Nai, thành phố Biên Hòa đã được biết đến với nghề thủ công truyền thống của nghề thủ công đã tồn tại trong khoảng 300 năm. Ngày nay, nghề này chỉ được thực hiện ở phường Bửu Long và Tân Vân ở xã Tân Hiệp và Hòa An, nơi có khoảng 400 xưởng sản xuất nhỏ và lớn của gia đình.
Giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ năm 1923 đến đầu những năm 1960. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ thời ấy đã triển lãm ở nhiều nước, được tặng nhiều huy chương, bằng khen danh dự ở Pháp, Nhật, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Réunion. Biên Hòa cũng là nơi khai sinh gốm mỹ nghệ hiện đại (năm 1963) với cha đẻ là cựu giáo sư Lê Bá Đáng của trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa.
Năm 1903, trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập (ngày nay là trường Cao đẳng trang trí mỹ thuật Đồng Nai) gốm Biên Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới với việc tiếp thu kỹ thuật tạo gốm của phương Tây.
Ban đầu gốm Biên Hòa được tráng men Pháp nhưng men phương Tây tráng lên gốm phương Đông không phù hợp nên bà Marie Balick (phụ trách ban gốm trường Mỹ nghệ Biên Hòa) đã lập nhóm nghiên cứu men mới, chỉ dùng nguyên liệu trong nước như: đất sét Bình Phước, đá trắng An Giang, vôi Càn Long, tro rôm, tro củi, tro trấu và thủy tinh, mạt đồng, đá đỏ (đá ông Biên Hòa) và bột màu cobalt để tạo màu lên men; làm nên màu men độc nhất của gốm Biên Hòa: men xanh đồng của Biên Hòa (vert de Bien Hoa).
Đặc trưng chính của gốm Biên Hòa là trang trí theo kiểu chạm khắc chìm phối hợp men màu, tráng men dày kể cả phông nền. Đây là ưu thế để gốm Biên Hòa nhanh chóng khẳng định phong cách độc lập trong sáng tạo và xu hướng riêng biệt. Các sản phẩm gốm Biên Hòa cũng rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại.


Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất là tượng. Tượng gốm được các nghệ nhân chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả sự ngưỡng vọng và tâm hồn hướng tới chân – thiện – mỹ. Ngoài những mẫu tượng Phật, Bồ tát do nghệ nhân bản xứ sáng tác còn có các mẫu tượng mang phong cách văn hóa các dân tộc khác nhau, hoặc theo cùng dòng chảy tín ngưỡng dân gian như tượng Lão Tử, Khổng Tử. Đối với các sản phẩm dùng trong sinh hoạt như: bình hoa, chậu kiểng, chóe… cũng rất đẹp mắt.
Năm 1933, nhận thấy gốm Biên Hòa của trường Mỹ nghệ Biên Hòa được người tiêu dùng ưa chuộng, trường đã thành lập hợp tác xã (HTX) Mỹ nghệ. Chính từ HTX này gốm Biên Hòa đã được phổ biến rộng rãi và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1950, sau khi ông bà Balick về Pháp, HTX Mỹ nghệ tách ra khỏi trường, trở thành các đơn vị sản xuất gốm tự lập, một số thợ của HTX trước kia về sinh sống ở Tân Vạn, Tân Thuận, Hòa An (Đồng Nai)… và thành lập các xưởng sản xuất gốm tại nhà. Hiện nay, làng gốm Biên Hòa có khoảng 70% cơ sở mang tính gia đình.
Cùng với gốm Cây Mai (Sài Gòn) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa đã tạo thành dòng gốm mang phong cách Nam bộ, đánh dấu một giai đoạn phát triển lịch sử của nghệ thuật làm gốm tại miền Nam trong thời cận và hiện đại. Ngày nay, gốm Biên Hòa với nghĩa hẹp là sản phẩm của trường Mỹ nghệ Biên Hòa trở nên hiếm hoi. Mấy chục năm trở lại đây, sản phẩm gốm Biên Hòa đã trở thành “của hiếm” trên thị trường và được giới sưu tập gốm ở Việt Nam và trên thế giới ưa chuộng.


Mặc dù doanh thu của nghề thủ công mỹ nghệ tại Biên Hòa đã đạt khoảng 1 triệu USD / năm, nhưng con số này so ra vô cùng khiêm tốn khi nhìn lại 10 năm trước. Để tiếp tục phát triển nghề thủ công,  rất cần những nỗ lực và sự quyết tâm của các nghệ nhân nói riêng và sự hỗ trợ và chính sách lành mạnh của chính quyền nói chung.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Nghề gốm tại Lái Thiêu

Bình Dương từ lâu được xem như là một trong những cái nôi của nghề gốm tại miền Nam. Nổi bật trong đó làng gốm Lái Thiêu với những sản phẩm tinh xảo, mang đậm phong cách của người dân Nam Bộ luôn chiếm được tình cảm của cả người tiêu dùng lẫn những con mắt lành nghề của giới chuyên môn.
Thành phâm sắp được giao



Không chỉ nổi tiếng với những vườn trái cây, Lái Thiêu còn được biết đến với sản phẩm gốm chiếm vị trí độc tôn ở miền Nam. Gốm Lái Thiêu bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX, khi gốm Sài Gòn bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn, địa bàn sản xuất bị thu hẹp do đó một số lò gốm đã chuyển ra khu vực ngoại vi lân cận. Từ đó hình thành gốm Lái Thiêu. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng.
Một góc làm việc
Cũng vì chủ yếu sản xuất các sản phẩm thực dụng nên từ khâu tạo tác gốm Lái Thiêu đã đồng thời kết hợp nhu cầu tiện ích lẫn hiệu quả mỹ thuật. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phong phú về hình dáng, bố cục, nội dung trang trí vừa đậm chất hội họa vừa mang tính dân gian đã tạo nên nét đặc thù của gốm Lái Thiêu. Vừa đẹp lại là sản phẩm ứng dụng, gốm Lái Thiêu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường miền Nam trong suốt hàng chục năm. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, gốm Lái Thiêu được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài khá nhiều vào khoảng đầu thế kỷ XX.

Nếu như gốm Sài Gòn có thế mạnh là sản xuất các dòng đồ tự khí (thờ cúng), đồ dùng cao cấp, với những kỹ thuật tinh xảo, cầu kỳ, chi tiết, đặc sắc thì sang đến gốm Lái Thiêu, các lò gốm tập trung vào sản xuất dòng đồ gia dụng, từ đồ thờ tự đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của giới bình dân như tô, chén, đĩa, hũ, hộp, ống nhổ, tượng (tô lớn), tộ, ơ, thố, ấm, xanh, gối, đến sản phẩm sân vườn như đôn, chậu, bình bông, choé, khạp, lu, đồ thờ cúng tượng, bát nhang, đèn…Mặc dù sản xuất những đồ bình dân, thực dụng như vậy nhưng mỗi sản phẩm của gốm Lái Thiêu đều rất đặc trưng với nước men bóng và màu sắc mang chất hội họa rất đẹp mắt.

Hoa văn trên bình trà
Một điều đáng tiếc là khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đẩy người làng gốm phải đi làm thuê trong các nhà máy gốm sứ mọc lên ở đây hoặc chuyển sang buôn bán. Gốm Lái Thiêu cũng từ đó mai một nhiều. Dẫu vậy, may mắn vẫn còn những người yêu nghề với nỗ lực giữ nghề truyền thống. Hiện nay tại Lái Thiêu còn một vài gia đình vẫn tiếp tục duy trì sản xuất với sản phẩm chủ yếu chính là heo đất và chậu, bình lớn bởi sản phẩm bát, đĩa, ấm chén không thể cạnh tranh giá cả với những sản phẩm sản xuất hàng loạt.

Cũng giống như những sản phẩm gốm miền Nam khác, nếu so sánh gốm Lái Thiêu với gốm Bát Tràng, Chu Đậu thì giá cả dòng gốm Lái Thiêu có phần rẻ hơn. Nhưng qua thời gian, vẻ đẹp mộc mạc của các sản phẩm gốm Lái Thiêu đang ngày càng được yêu thích hơn. Những sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa đang được tìm kiếm nhiều trong thị trường đồ cổ. Trong bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh có riêng một khu vực trưng bày và giới thiệu về gốm Lái Thiêu.


Ngày nay, việc bảo tồn nét đặc trưng văn hóa càng được chú trọng, gốm Lái Thiêu cũng cần được sự quan tâm nhiều hơn vì nghệ nhân với tay nghề cao còn bám trụ với nghề ngày càng ít. Tuy vậy, làng gốm Lái Thiêu vẫn là một địa danh du lịch với những khách phương xa muốn tìm hiểu về gốm và đặc biệt là vẻ đẹp văn hóa của con người Lái Thiêu – Bình Dương bên cạnh những địa điểm đã nổi tiếng tại tỉnh.