Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Nghệ thuật từ bản sắc của gốm Thổ Hà

Khoảng 50 km từ Hà Nội, làng Thổ Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với đồ gốm và kiến trúc cổ xưa của Việt Nam của đồng bằng sông Hồng. Theo thợ thủ công ở làng, Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm cổ nhất của Việt Nam ngoài Phú Lăng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với lịch sử lâu đời về gốm. Từ thế kỷ 11 đến 12, Đào Trí Tiến - cha đẻ của làng, đã được gửi đến Trung Quốc để học nghệ thuật gốm của Trung Quốc. Sau khi trở về Việt Nam, ông dạy dân làng Thổ Hà sản xuất gốm bằng đất sét đỏ, vàng và sẫm màu.
Bên cạnh làng gốm Phù Lãng và Bát Tràng, Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt ta. Theo những mẫu hiện vật khảo cổ và gia phả làng nghề đã chứng minh Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ, một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm còn thể hiện qua các quần thể kiến trúc đình, chùa, văn chỉ, cổng làng, điếm bề thế uy nghi mà người dân Thổ Hà đã xây dựng.
Lưu truyền, ông tổ nghề gốm Thổ Hà là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Vào cuối thời Lý (1009 – 1225), ông Đào Trí Tiến được cử đi sứ sang Trung Quốc (960 – 1127) với ông Hứa Vĩnh Cảo và ông Lưu Phong Tú. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu, tỉnh Quảng Đông thì ba ông gặp bão phải nghỉ lại đây. Tại đây có lò gốm rất nổi tiếng nên ba ông đến thăm và học được kỹ thuật làm gốm. Về nước, ông  Đào Trí Tiến truyền nghề làm hàng gốm sắc đỏ thẫm cho Thổ Hà, ông Lưu Phong Tú truyền nghề làm hàng gốm sắc vàng thẫm cho Phù Lãng và ông Hứa Vĩnh Cảo truyền nghề làm hàng gốm sắc trắng cho Bát Tràng. Hàng năm, lễ dâng hương Tổ nghề gốm được các nhà làm nghề gốm ở Thổ Hà tổ chức luân phiên để suy tôn cả ba ông.
Nghệ thuật chất chứa văn hóa

Từ xưa, gốm Thổ Hà đã bán rộng rãi ở kinh thành Thăng Long. Vào thời vua Lê Hy Tông (1680-1705) có hai người dân Thổ Hà đến ở chùa Hà (một ngôi chùa nổi tiếng nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội) để bán các đồ gốm sứ ở các chợ trong ngoài thành Thăng Long. Trước đó, chùa xây vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) bằng gạch vồ, lợp lá gồi nhưng do buôn bán phát đạt, thuận lợi nên hai gia đình đã tình nguyện góp một số tiền lớn cùng dân trong xóm xây dựng lại chùa Hà theo quy mô lớn bằng gạch ngói như hiện nay. Hiện tại, chùa Hà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ bằng gốm như bát hương, chĩnh, ang, vại thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người Thổ Hà xưa.
Để có những sản phẩm chum vại, chĩnh chõ, tiểu sành có màu nâu sẫm, màu da lươn rất bền đẹp, người làm gốm phải mua đất sét từ Choá ở huyện Yên Phong cách xa gần 10 km, hoặc mua đất sét ở Xuân Lai cách xa 12 km và phải chở qua sông rất vất vả. Đất sét phải là loại sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất để dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao, nhờ vậy nghệ nhân gốm Thổ Hà có thể tạo ra các sản phẩm gốm với cỡ lớn với dung tích 400 – 500 lít.
Điểm đặc trưng khác biệt là gốm Thổ Hà không dùng men, gốm được nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men ra và thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc, dù chôn xuống đất hay ngâm trong nước hàng trăm năm nó vẫn giữ được màu như lúc mới ra lò. Do vậy, đồ gốm Thổ Hà để nghìn năm không bị mất màu do kỹ thuật nung tốt.

Với vẻ đẹp cổ kính với kiến trúc cổ xưa, làng nghề thủ công truyền thống của Thổ Hà đã tạo ra sự hấp dẫn tuyệt vời cho du khách trong và ngoài nước và những người học kiến trúc và nghệ thuật đến thăm và tìm cảm hứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét