Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Câu chuyện về làng gốm cổ truyền Thanh Hà

Các làng nghề thuộc tỉnh Quảng Nam là những biểu tượng tự hào về di sản văn hoá của người lao động, làng mạc và khu vực của họ. Làng Thanh Hà nằm cách Hoi An 2 km về phía tây. Ngôi làng nổi tiếng về sản xuất gốm truyền thống đã được thực hiện từ thế kỷ thứ mười sáu. Nó đã có một tác động sâu sắc đến văn hoá địa phương và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thành phố Hoi An của Di sản Thế giới UNESCO.

Theo kinh nghiệm dân gian thì đất sét vàng được chọn để làm gốm là loại đất có độ dẻo, kết dính, không lẫn tạp chất. Đây là ba yếu tố quan trọng góp phần cho việc tạo hình phôi gốm được mềm mại, đẹp mắt. Loại đất này sẽ cho ra sản phẩm gốm có độ chịu lực tốt, màu sắc áo gốm đỏ/hồng, mịn màng, tươi sáng. Muốn biết độ dẻo của đất, người thợ ngắt một mẩu đất sét, dùng tay se thành sợi dài (con trạch đất) rồi bẻ cong, gấp hai đầu con trạch đất lại với nhau, nếu con trạch đất không bị nứt, gãy là đất sét dẻo.
Các lọ gốm đa dạng về mẫu mã

Khi đất đã được luyện kĩ thì khối đất lớn được chia thành từng phần nhỏ để se thành các con trạch đất. Người thợ chuốt gốm ngắt một lượng đất đủ dùng để tạo phôi một sản phẩm gốm từ con trạch đất đã se sẵn. Trước khi tạo dáng phôi gốm phải chuốt phôi. Thường khi chuốt gốm phải có hai người (phụ nữ), một người đứng, hai tay se con trạch đất để chuẩn bị nguyên liệu cho các sản phẩm kế tiếp, một chân đứng trụ, chân kia đạp bàn xoay, người còn lại lấy con trạch đất đặt lên bàn xoay, cuộn dải đất thành hình trụ tròn rồi dùng tay kết hợp con sò (dụng cụ chuốt gốm), giẻ lau ướt tạo dáng sản phẩm.
Phôi gốm sau khi được chuốt tạo dáng xong được đem ra ngoài hong trong bóng râm, đến khi gốm se mặt sẽ khắc hoa văn. Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.
Một sản phẩm gốm nung đạt chuẩn phải được nung trong lò suốt 24 tiếng đồng hồ với cường độ lửa chính xác để gốm lên màu đều và đẹp. Người thợ phải liên tục thêm củi để giữ lửa cho lò nung. Nếu quên thêm củi, lửa không đúng thì gốm không thể đạt được màu đỏ gạch nung đúng chuẩn.

Như vậy, từ nguyên liệu đất sét được mua từ Điện Bàn đến một chiếc bình, chiếc chum được đưa ra từ lò nung là một quá trình công phu, cẩn thận. Qua đôi tay khéo léo, lành nghệ của người thợ, những đường cong mềm mại, họa tiết nổi bật trở nên có hồn, sống động vô cùng. Những con trâu, con gà, con heo như những sinh vật có linh hồn và sự sống.Người nghệ nhân làm gốm không chỉ nặn đất, chuốt gốm mà còn gửi trọn tình yêu nghề và cả tâm hồn của mình vào tác phẩm. Hay nói cách khác, họ là người “thổi hồn” vào những nắm đất tưởng như vô tri, vô giác kia.

Theo ông Trần Nam Dân, 88 tuổi, là thợ thủ công tài năng nhất trong làng, đã có lúc nhiều hộ gia đình sử dụng máy móc hiện đại để sản xuất gốm sứ nhưng những sản phẩm này không được khách hàng ưa chuộng. Họ cuối cùng đã nhận ra rằng máy móc có thể làm cho sản phẩm nhanh hơn nhưng sản phẩm đã được lặp đi lặp lại và không có cái nhìn đặc biệt hoặc cảm nhận của truyền thống.

Gần đây, sản phẩm gốm Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu Tập thể. Chứng nhận này giúp cho làng Thanh Hà phát triển nghề thủ công truyền thống và phát triển tiềm năng kinh tế và du lịch địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét