Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Lịch sử nghìn năm của gốm Việt ( Phần 2)

Người nghệ sĩ gốm, vốn ưa cái đẹp, giàu óc tưởng tượng đã trang trí trên cổ, miệng, thân gốm, nhiều đồ án hoa văn tinh tế mà ngày nay nhiều nhà khảo cổ phải mất nhiều tâm trí để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nhìn chung, hoa văn gốm trong thời kỳ này rất phong phú: văn chấm tròn viền hai bên những đường ngang dọc, văn hình tam giác, hình thoi, văn các đường gãy khúc liên hoàn, văn hình ô vuông, hình quả trám, văn chữ S, văn chữ V nối nhau, văn chữ C, chữ X, văn hình mỏ neo, hình giun, hình lá cây, văn khuôn nhạc, văn hình chim, hình cá v.v...

Nhìn riêng từng giai đoạn thì hoa văn gốm Phùng Nguyên, gốm Gò Mun có xu hướng phát triển, mở rộng nhiều đồ án. Còn hoa văn gốm Đông Sơn, có xu hướng đơn giản hóa, chỉ phác họa vài đường nét sóng nước ở miệng và ở cổ thôi. Một số đồ án được coi là đặc trưng của gốm Phùng Nguyên như văn chữ S, chữ C, văn hình mỏ neo... không thấy xuất hiện ở gốm Gò Mun.

Bình gốm cổ

Chung quanh vấn đề hoa văn, mỗi người giải thích theo một cách hiểu riêng của mình, chẳng hạn có người cho rằng hoa văn chữ S tượng trưng cho sấm chớp; hoa văn vạch thẳng song song, vạch xiên chéo tượng trưng những hạt mưa nhiệt đới, hoa văn hình tam giác tượng trưng cho núi đồi; hoa văn hình vuông, hình quả trám tượng trưng cho ruộng, ao, đầm, v.v...

Thực ra, nếu tìm một hình ảnh nào đó trong cuộc sống để giải thích ý nghĩa hoa văn trên mặt gốm như trên thì e không chính xác. Hoa văn là những "trang trí đường viền" cho đẹp mắt, thấy nó giống hình học gọi là hình học, thấy nó giống khuôn nhạc gọi là khuôn nhạc, chứ lúc bấy giờ ở nước ta có môn hình học, môn âm nhạc mới đâu để người xưa phản ánh trên mặt gốm?

Những hoa văn chữ S, văn hình tam giác, văn chấm tròn, v.v... trang trí trên đồ gốm được lặp đi lặp lại nhiều lần trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào Thịnh gợi cho chúng ta một ý niệm giữa kỹ thuật đồ gốm và kỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam cùng xuất hiện trong thời đại đồng thau và chủ nhân của nó là người dân bản địa. Các học giả phương tây, với ý đồ xuyên tạc lịch sử dân tộc ta, nói rằng giữa kỹ thuật đồ gốm và kỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam khác nhau về thời đại.

Tóm lại, khi các dân tộc trên thế giới biết sáng tạo đồ gốm để sử dụng thì dân tộc ta cũng đã sáng tạo ra đồ gốm. Đồ gốm là cái mốc đánh dấu một chuyển biến rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa nhân loại: con người đã từ giã cuộc sống lang thang hái lượm, săn bắt của bầy người nguyên thủy để sống định cư, trồng trọt và chăn nuôi.

Ơở nước ta, những mảnh gốm được xuất hiện nhiều nhất trong nền văn hóa Bắc Sơn tức là cách ngày nay khoảng 6000 - 2000 năm trước công nguyên.

Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, gốm Việt Nam tham gia vào thương mại hàng hải quốc tế. Rất nhiều đồ sứ xanh và trắng Việt Nam, bao gồm các kiệt tác như bình Topkari nổi tiếng đã được xuất khẩu sang nhiều nước ở Đông Nam Á và Trung Đông. Đặc biệt, dưới triều Lê Thanh Tông (1460-1497), cả đất nước và sản xuất gốm đều có thời kỳ vàng son. Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm cuối của thế kỷ 16, ông Đặng Huyền Thông, một thợ gốm từ trung tâm gốm sứ xanh và trắng Nam Sách đã chế tạo một số cây hương vị dưới dạng trống đồng Đông Sơn và các mẫu hình hình học Đông Sơn.
Như vậy, 2000 năm của gốm Việt Nam đã phản ánh 4000 năm lịch sử và văn hoá Việt Nam. Những gốm sứ này không chỉ là di sản văn hoá tự hào mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành sản xuất gốm Việt Nam trong một thế giới ngày càng hội nhập.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét