Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Chế tác gốm tại làng nghề Bát Tràng ( Phần 2)

Tiếp tục với các quy trình cuối của việc chế tác gốm tại Bát Tràng, chúng ta sẽ hiểu rõ những bước cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến "thần sắc" và chất lượng sản phẩm như thế nào
5. Trang trí hoa văn
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
6. Chế tạo men
Thợ làm gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật
7. Tráng men sản phẩm gốm sứ
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh.
Bình gốm hoa văn độc đáo

8. Đem nung sẩn phẩm gốm sứ
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò, phân loại và sửa chữa các khuyết tật trước khi mang phân phối.
Như vậy là kết thúc quy trình làm gốm tại Bát Tràng rồi nhé!. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệm quy tình làm gốm đã được rút ngắn lại, nhanh và đọ rủi ro thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều nghệ nhân vẫn còn tiếc nuối với phương pháp làm gốm truyền thống.

Làm gốm truyền thống không chỉ được xem là nghề nghiệp kiếm sống mà đã được xem trọng như là một giá trị tinh thần thể hiện văn hóa của vùng đất lẫn cảm nhận của người nghệ nhân. Một số nhà sản xuất và xuất khẩu tích cực tìm kiếm thị trường mới, đưa thương hiệu và sản phẩm của họ thành công rộng ra cho các khu vực, góp phần ổn định tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước từ gốm sứ. Hơn nữa, với chi phí xây dựng thương hiệu cao và phát triển trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đầu tư nhiều hơn để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nước ngoài. Do đó, nhiều khách hàng mới ở nước ngoài đang dần dần nhận ra những sản phẩm gốm sứ Việt Nam có đặc điểm độc đáo, và vô cùng hữu dụng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét